Cây thiết mộc lan là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp tinh tế mà còn bởi ý nghĩa phong thủy đặc biệt của nó. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây để trang trí nhà cửa hoặc văn phòng mang lại may mắn và thịnh vượng, cây thiết mộc lan chính là lựa chọn hoàn hảo, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay!
Đặc điểm của cây thiết mộc lan
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây thiết mộc lan
- Tên gọi khác: Cây phát tài khúc, cây phất dụ thơm
- Tên khoa học: Dracaena fragrans
- Họ cây: Dracaenaceae
- Nguồn gốc: Từ các nước Tây Phi
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Thuộc loài cây thân gỗ, dạng cột mọc thẳng đứng, có thể phát triển thành cây cổ thụ lớn nếu trồng lâu năm. Nếu mọc trong môi trường tự nhiên, cây có thể đạt đến chiều cao lên đến 6m. Khi thân cây bị cắt ngang, các nhánh mới sẽ phát triển trên đó.
- Lá cây: Có màu sẫm, dài 1m và rộng khoảng 10cm, giữa phiến lá có sọc rộng màu vàng, tạo điểm nhấn cho lá cây. Mặt lá bóng mượt và thường mọc tập trung xung quanh một cuống lá dài.
- Hoa: Thường xuất hiện vào mùa đông hoặc lúc chuyển từ mùa đông sang xuân, khi tiết trời còn se lạnh. Hoa thường mọc thành chùm, trắng ngần trên một cuống hoa dài, kèm mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu, đặc biệt dễ ngửi thấy vào ban đêm. Dù vậy, tùy vào điều kiện thời tiết và cách chăm sóc mà cây sẽ ra hoa mỗi năm hay vài năm một lần.
Cây thiết mộc lan có độc không?
Cây thiết mộc lan không phải cây độc, mà còn có khả năng giảm bớt nồng độ khí độc tồn tại trong không khí. Có cây thiết mộc lan trong phòng sẽ giúp không khí trong phòng trở nên sạch sẽ, trong lành hơn, bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tác dụng của cây thiết mộc lan
Là một loài cây cảnh trong nhà khá phổ biến, cây thiết mộc lan mang đến vẻ đẹp tinh tế, độc đáo cho không gian cùng nhiều lợi ích như sau:
- Thanh lọc không khí: Cây thiết mộc lan có khả năng hấp thụ các độc tố tồn tại trong không khí cùng khí monoxide de carbone, và thải ra khi oxy, mang đến không gian trong lành, an toàn và bớt ô nhiễm.
- Thư giãn tinh thần: Màu xanh của lá cây vốn là “liều thuốc” rất tốt để chúng ta có thể giải tỏa bớt những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc vất vả. Cây còn có khả năng ổn định tâm trạng, giúp bạn cảm thấy sảng khoái, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
- Làm đẹp cho không gian: Cây thiết mộc lan phù hợp với đa số không gian nội thất có phong cách thiết kế với nhiều khoảng xanh. Cây có thể đặt được ở nhiều vị trí trong nhà như phòng khách, phòng bếp, văn phòng, trước hành lang, sảnh tiếp khách,…
- Giá trị phong thủy tốt đẹp: Loài cây này sẽ mang đến nguồn sinh khí dồi dào, giúp gia chủ có thêm động lực để phát triển sự nghiệp và thu hút tiền tài, may mắn, hỗ trợ việc làm ăn thuận lợi.
Ý nghĩa cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan có thân thẳng đứng, thân mọc cứng rắn, mang hình tượng cứng cỏi, thẳng thắn, hiên ngang của bậc quân tử trượng phu. Chữ “thiết” trong tên cây có ý chỉ kim loại, vốn sắc bén và cứng rắn, kết hợp với chữ “lan” lại mang nét mềm mại, uyển chuyển. Cây vừa có tính nhu, vừa có tính cương, thể hiện sự hòa hợp âm dương của vợ chồng trong gia đình.
Bên cạnh đó, cây thiết mộc lan còn có tên gọi khác là cây phát tài khúc, vốn được xem là loài cây mang lại sinh khí, may mắn, tài lộc, phú quý cho gia chủ. Đặc biệt khi cây nở hoa sẽ càng thu hút tiền tài, giàu sang đến với gia đình.
Ngoài ra, nếu được đặt ở vị trí ở hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà (thuộc hành Mộc) sẽ càng phát huy giá trị phong thủy mà cây sở hữu.
Bên cạnh đó, ý nghĩa của cây thiết mộc lan còn được thể hiện qua số lượng cành cây trong chậu, cụ thể như sau:
- Chậu cây có 2 cành: Thể hiện sự may mắn trong tình yêu và thuận lợi trong mọi việc.
- Chậu cây có 3 cành: Thể hiện cho hạnh phúc, ấm no.
- Chậu cây có 5 cành: Mang ý nghĩa của sức khỏe dồi dào.
- Chậu cây có 8 cành: Tượng trưng cho phát tài phát lộc.
- Chậu cây có 9 cành: Mang ý nghĩa là cuộc sống hạnh phúc viên mãn, giàu sang phú quý.
Cây thiết mộc lan hợp mệnh gì?
Cây thiết mộc lan hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa nhất.
Vẻ bề ngoài xanh mướt của cây thiết mộc lan có đặc trưng của mệnh Mộc. Trong khi đó theo ngũ hành phong thủy, mệnh Mộc lại tương sinh với mệnh Hỏa. Vì thế mà người mệnh Mộc và mệnh Hỏa đều hợp trồng loài cây này. Cây sẽ giúp người thuộc 2 mệnh này gặp nhiều may mắn trong công việc và sự nghiệp, thúc đẩy việc làm ăn thuận lợi, gia sản dồi dào, tiền vào như nước.
Cây thiết mộc lan hợp tuổi nào?
Cây thiết mộc lan hợp với người có tuổi thuộc năm Mộc và năm Hỏa, cụ thể như sau:
- Người có năm sinh thuộc Mộc hợp với cây thiết mộc lan: 1928, 1929, 1942, 1943, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2019, 2032, 2033, 2040, 2041,…
- Người có năm sinh thuộc Hỏa hợp với cây thiết mộc lan: 1934, 1994, 1957, 2017, 1986, 1926, 1995, 1935, 1964, 2024, 1987, 1927, 1948, 2008, 1965, 2025, 1949, 2009, 1978, 2038, 1956, 2016, 1979, 2039,….
Cách trồng cây thiết mộc lan
Nếu muốn tự trồng cây thiết mộc lan tại nhà, bạn có thể chọn một trong 3 cách sau:
Trồng cây trong nước
Cách trồng này khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch rễ cây để đảm bảo cây hút nước tốt, sau đó cho chúng vào trong bình thủy tinh (đã pha sẵn dung dịch dinh dưỡng) là được.
Nhờ sở hữu bộ rễ trắng đẹp mắt, cây thiết mộc lan sẽ là một loài cây thủy sinh phù hợp để tôn lên vẻ đẹp cho không gian của bạn.
Trồng cây bằng thân
Bạn có thể cắt phần thân cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay vàng lá, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc kích thích mọc rễ, giúp cây mọc rễ nhanh hơn, rồi đem trồng xuống đất thành cây mới. Tiếp đó, bạn hãy đem chậu cây vừa trồng đặt ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, thoáng mát và tưới cây giữ ẩm cho đất.
Trồng cây bằng gốc
Bạn có thể dùng phần nhỏ thân và gốc cây khỏe mạnh, sống lâu năm để đem trồng thành cây mới. Dù chỉ là một phần thân gốc cây nhỏ, nhưng vì đã phát triển thành gỗ nên cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển thành cây mới.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
Muốn sở hữu một chậu cây thiết mộc lan ra hoa mỗi năm thơm ngát, bạn cần chú ý những điều sau đây:
Ánh sáng
Cây thiết mộc lan thích ánh sáng ngoài trời nhưng không thể chịu được ánh sáng mặt trời quá gay gắt, dễ làm chết cây. Nếu được, bạn hãy trồng cây ở những vị trí nhiều nắng nhẹ như ban công, sân thượng, sân vườn dưới tán cây lớn, giúp cây luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Trường hợp bạn muốn trồng loài cây này trong nhà, thỉnh thoảng bạn nên đem cây đi phơi nắng vào sáng sớm, giúp cây quang hợp và phát triển tốt hơn.
Tưới nước
Cây thiết mộc lan ưa nước nên bạn cần tưới nước cho cây thường xuyên, đặc biệt vào những mùa nắng nóng. Vào lúc thời tiết mùa hè, nếu trồng cây ngoài trời, bạn có thể tưới cho cây mỗi ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trường hợp trời mưa kéo dài, bạn có thể không cần tưới nước cho cây, vì cây đã nhận được đủ nước cần thiết.
Nếu trồng trong chậu ở trong nhà, khi thấy đất trong chậu khô đi thì bạn cần tưới nước cho cây ngay để kịp thời bổ sung nước cho cây.
Đất trồng
Cây thiết mộc lan khá dễ tính, có thể sống tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Tốt nhất, bạn nên chọn loại đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Vào một số thời điểm trong năm, bạn cũng cần bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc NPK, giúp cây có thêm dưỡng chất để phát triển cành lá.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây thiết mộc lan có thể gặp một số vấn đề như bị vàng lá, khô đầu lá hoặc thối rễ trong suốt quá trình sinh trưởng. Hầu hết nguyên nhân của những bệnh này là từ việc cây không được tưới nước đúng cách, gây ra tình trạng thiếu nước hoặc úng nước.
Để giúp cây phòng tránh những bệnh này, hãy chú ý lượng nước tưới cho cây và điều chỉnh trường hợp. Kèm theo đó, bạn cũng cần cắt tỉa lá cây thường xuyên, đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và tươi đẹp.
Kết luận
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây cảnh vừa đẹp, vừa mang lại may mắn và thịnh vượng, cây thiết mộc lan chính là sự lựa chọn lý tưởng. Với cách chăm sóc đơn giản, chúng sẽ mang đến vẻ đẹp tinh tế và ý nghĩa phong thủy tích cực cho không gian sống của bạn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.