Cây vạn niên thanh là một trong những loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn bởi cây không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vậy cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh như thế nào? Cây vạn niên thanh có tác dụng gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của cây vạn niên thanh
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây vạn niên thanh
- Tên gọi khác: Cây xung thiên thất, cây thang ngư đảm,…
- Tên khoa học: Aglaonema spp
- Họ thực vật: Họ ráy
- Nguồn gốc: Các loài vạn niên thanh phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Thân cây ngắn, thường không lộ ra ngoài do lá mọc dày đặc từ gốc. Một số loài có thân mọc ngang hoặc hơi leo, tạo thành dạng bụi thấp.
- Lá cây: Lá cây vạn niên thanh có hình bầu dục, với đầu nhọn hoặc hơi tròn. Lá có kích thước khá lớn, chiều dài từ 15cm đến 45cm, chiều rộng từ 7cm đến 20cm. Lá thường có màu xanh đậm, kèm theo các vân hoặc đốm màu trắng, bạc hoặc vàng. Màu sắc và hoa văn trên lá có thể thay đổi tùy theo từng loại cụ thể.
- Hoa: Cây vạn niên thiên ít khi ra hoa khi trồng trong nhà. Hoa của cây nhỏ, màu trắng hoặc xanh nhạt, mọc thành cụm ở giữa lá.
- Quả: Nếu cây ra quả, quả có dạng mọng, màu đỏ hoặc màu cam khi chín. Tuy nhiên, việc cây ra quả trong điều kiện trồng trong nhà rất hiếm.
Cây vạn niên thanh có độc không?
Cây vạn niên thanh là một loại cây cảnh phổ biến nhờ vẻ đẹp và khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên, cây vạn niên thanh có chứa các chất độc đặc biệt là trong nhựa cây và lá cây. Những hợp chất này, chủ yếu là oxalat canxi, có thể gây hại cho con người và động vật nếu ăn phải hoặc tiếp xúc với nhựa. Khi tiếp xúc với da, nhựa cây có thể gây kích ứng dẫn đến ngứa, đỏ và rát.
Nếu nhựa cây tiếp với mắt, có thể gây đau, đỏ mắt hoặc dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi nuốt phải lá hoặc nhựa cây, các triệu chứng như sưng tấy, buồn nôn có thể xảy ra.
Để đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ và thú cưng, cần đặt cây ở nơi trẻ em và thú cưng không thể tiếp cận. Ngoài ra, khi chăm sóc cây nên sử dụng găng tay để tránh tiếp xúc với nhựa cây và rửa tay kỹ sau khi xử lý cây.
Tác dụng của cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh không chỉ là một loại cây cảnh phổ biến nhờ vẻ đẹp mà nó còn có nhiều dụng hữu ích về cả mặt thẩm mỹ lẫn phong thuỷ. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của cây vạn niên thanh.
Trang trí và làm đẹp không gian
Với lá cây xanh mướt, có vân trắng, bạc hoặc vàng, cây vạn niên thanh tạo điểm nhấn cho không gian sống và làm việc. Cây có thể đặt trong nhà, văn phòng, hoặc các khu vực công cộng như khách sạn, nhà hàng, giúp tạo không gian xanh mát, sinh động và gần gũi với thiên nhiên.
Lọc không khí
Cây vạn niên thanh là cây lọc không khí có khả năng lọc bụi và loại bỏ một số chất độc hại trong không khí như formaldehyde, benzene,…Điều này giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, mang lại môi trường sống trong lành và an toàn hơn.
Giảm căng thẳng
Việc chăm sóc và nhìn ngắm cây xanh có thể giúp làm giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng. Màu xanh dịu mắt của cây vạn niên thanh có tác dụng thư giãn, tạo cảm giác thoải mái và bình yên.
Ý nghĩa phong thuỷ
Trong phong thuỷ, cây vạn niên thanh được coi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Đặt cây trong nhà hoặc văn phòng có thể mang lại năng lượng tích cực, thúc đẩy sự phát triển và thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Cây thường được đặt ở những vị trí quan trọng như cửa ra vào, phòng khách hoặc bàn làm việc để kích hoạt năng lượng tốt.
Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì?
Cây vạn niên thanh được coi là một loại cây cảnh phong thuỷ mang lại may mắn và tài lộc. Theo hệ ngũ hành, cây này thuộc hành Mộc nên rất hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hoả.
- Người mệnh Mộc khi trồng cây vạn niên thanh sẽ cảm thấy thư thái, dễ chịu và tăng cường sự sáng tạo.
- Với người mệnh Hoả, cây giúp bổ trợ năng lượng, mang lại sự may mắn và thành công trong cuộc sống.
- Người mệnh Thuỷ cũng có thể trồng cây này để điều hoà và giảm căng thẳng, mặc dù cần chú ý đến việc bài trí.
- Tuy nhiên, cây vạn niên thanh không phù hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Kim do sự xung khắc trong ngũ hành.
Cây vạn niên thanh hợp với tuổi nào?
Cây vạn niên thanh không chỉ đẹp và dễ chăm sóc mà còn có ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt. Cây này hợp với những người tuổi Tý, Ngọ, Dậu, Thìn và Mùi. Đối với người tuổi Tý và Ngọ, cây giúp tăng cường sự bình an và giảm căng thẳng. Người tuổi Dậu và Thìn trồng cây vạn niên thanh sẽ thu hút tài lộc. Còn người tuổi Mùi sẽ dễ có môi trường sống thoải mái, hỗ trợ sự phát triển cá nhân và sự nghiệp khi trồng cây.
Cách trồng cây vạn niên thanh
Cách trồng cây vạn niên thanh không quá khó khăn và phức tạp. Dưới đây là các bước cơ bản để trồng cây vạn niên thanh.
Chọn chậu và đất
- Chọn chậu có lỗ thoát nước tốt để tránh việc nước đọng
- Sử dụng đất sét, cát, có pha trộn chất hữu cơ để tăng dinh dưỡng cho cây
Chuẩn bị cây
- Chọn cây có cành lá đầy đặn, lá màu xanh tươi
- Lấy cây ra khỏi chậu và loại bỏ bụi đất cũ và những phần rễ bị hỏng
Trồng cây
- Đặt lớp đất dày khoảng 2-3cm ở đáy chậu.
- Đặt cây vào chậu và thêm đất xung quanh, nén nhẹ để cố định cây
- Tưới nước đều đặn cho đến khi cây ra rễ mới và ổn định phát triển
Cách chăm sóc cây vạn niên thanh
Để đảm bảo cây vạn niên thanh phát triển tốt, bạn cần lưu ý những yếu tố sau khi chăm sóc cây.
Ánh sáng
Bạn cần đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ, tránh sáng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa. Nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, hãy cân nhắc sử dụng đèn phụ trợ để cung cấp ánh sáng cho cây.
Tưới nước
Hãy tưới nước khi lớp đất trên bề mặt khô, nhưng đảm bảo không để đất ẩm ướt quá lâu.
Không khí và độ ẩm
Bạn cần đặt cây ở nơi có không khí lưu thông tốt. Để tăng độ ẩm, bạn có thể phun sương nhẹ hoặc đặt chậu cây trên một khay có đầy nước.
Phân bón
Bạn nên bón định kỳ cho cây 2-3 tháng/ lần với phân bón dạng hòa tan hoặc phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Cắt tỉa
Bạn cần cắt tỉa lá cũ và lá khô để tạo không gian cho lá mới phát triển. Đồng thời, loại bỏ những cành già và hỏng để khuyến khích sự sinh trưởng.
Sâu bệnh
Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh như bọ xít, bọ cánh cứng và nấm mốc. Nếu phát hiện mầm bệnh hãy sử dụng phương pháp thủ công hoặc phun thuốc phòng trừ theo hướng dẫn để kiểm soát sâu bệnh.
Cây vạn niên thanh giá bao nhiêu?
Hiện nay, cây vạn niên thanh đang có mặt trên thị trường với giá bán dao động từ 140.000 đến 260.000 đồng tuỳ thuộc vào kích thước và số lượng cành cây trong chậu.
Bên cạnh đó có những loại cây vạn niên thanh đặc biệt, có giống hiếm hoặc được trồng trong chậu cao cấp, thiết kế độc đáo. Những loại này có giá từ 1 triệu đồng trở lên. Sự đa dạng về giá cả phản ánh sự khác biệt về chất lượng và giá trị của từng cây, làm cho việc lựa chọn trở nên linh hoạt hơn đối với người tiêu dùng.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh. Cây vạn niên thanh là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao, nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp nhưng cây có chứa một số thành phần độc hại. Vì vậy nếu bạn muốn trồng cây này hãy cân nhắc kỹ vị trí đặt cây trong nhà để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.