Cây lan huệ sở hữu vẻ đẹp giản dị mà thanh lịch, đã trở thành một loài hoa quen thuộc trong vườn nhà người Việt. Hương thơm dịu nhẹ, quyến rũ của nó luôn gợi lên những cảm xúc khó tả và khiến nhiều người không ngừng yêu thích. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây lan huệ.
Đặc điểm của cây lan huệ
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây lan huệ
- Tên gọi khác: Cây lan tứ diện
- Nguồn gốc: Được trồng ở khắp các châu Mỹ nhiệt đới. Ngày nay, trên thế giới và Việt Nam, hoa lan huệ được trồng rất nhiều.
Đặc điểm bên ngoài
- Có dạng củ giống như củ hành tây, rễ chùm và nhiều rễ phụ khác với kích thước gần giống nhau. Cây có thể sống ở trong đất hoặc trong môi trường thủy canh đều được.
- Thân và lá cây lan huệ thẳng đứng, vươn cao tầm 50 – 70cm, bên trong rỗng, bên ngoài lá dày, hẹp, dài và phẳng. Lá cây bao lấy thân cây giống như cây hành lá.
- Mỗi cây sẽ có từ 2 – 5 bông hoa to ở đỉnh, gồm 2 loại là lan huệ đơn và lan huệ kép. Hoa lan huệ đơn có 6 cánh hoa xếp thành 2 lớp so le với nhau, mỗi lớp có 3 cánh xếp thành hình tam giác. Hoa lan huệ kép có nhiều cánh hơn, ít nhất từ 3 cánh trở lên. Cây lan huệ có nhiều màu sắc khác như từ trắng đỏ, cam, đỏ cam, đỏ,…. kèm hương thơm thoang thoảng, dễ chịu, có thể cảm nhận được rõ hơn vào ban đêm.

Ý nghĩa của cây lan huệ là gì?
Cây lan huệ được nhiều người yêu thích trồng để trang trí cho không gian xanh của họ. Ngôi nhà sẽ trở nên rực rỡ, sang trọng hơn nếu có sự xuất hiện của những bông hoa lan huệ kiềm diễm, xinh đẹp.
Cây lan huệ còn có khả năng thanh lọc không khí, mang đến môi trường sống trong lành cùng hương thơm thoang thoảng, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Ngoài làm cây cảnh, cây lan huệ còn được sử dụng trong y học để tạo ra sản phẩm chữa bệnh như nhiễm trùng, cầm máu, sưng tấy,…
Cách trồng cây lan huệ thành công cao
Trước khi bắt tay vào trồng cây lan huệ, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Giống cây: Bạn hãy chọn củ từ cây lan huệ mẹ tách ra rồi nhân giống thành cây con, nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị úng, củ già, không non và to nhất có thể.
- Đất trồng: Chọn đất màu mỡ, tơi xốp, có độ pH cao, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ ẩm trung bình. Tránh chọn đất không thoát nước tốt vì dễ làm củ lan huệ bị úng và hư thối.
- Chậu trồng: Có kích thước phù hợp với củ và có lỗ thoát nước ở dưới đáy.
Khi đã chuẩn bị xong giống cây, đất và chậu trồng, chúng ta sẽ tiến hành trồng cây lan huệ trong đất như sau:
- Bước 1: Bóc lớp vỏ khô bên ngoài (nếu có) ở củ, chú ý nhẹ tay và chỉ bóc lớp vỏ ngoài cùng. Nếu củ lan huệ bị khô, bạn hãy đem chúng đi ngâm nước khoảng 1 ngày để củ hút đủ lượng nước.
- Bước 2: Cho đất trộn thêm phân hữu cơ, tro trấu vào chậu trồng, sau đó đào một lỗ ở giữa chậu rồi đặt củ cây lan huệ vào.
- Bước 3: Lấp đất nhẹ nhàng lại, chú ý chỉ lấp khoảng ½ bề mặt củ, phần mầm hướng lên trên.
- Bước 4: Sau khoảng 20 ngày, cây sẽ có dấu hiệu mọc những mầm lá nhỏ. Lúc này, bạn có thể bón thêm một ít phân rồi đem chậu cây ra nơi có ánh nắng mặt trời, giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Trường hợp bạn muốn trồng cây lan huệ thủy canh, bạn có thể áp dụng các bước sau: Chuẩn bị chậu nước phù hợp với củ lan huệ, sau đó hòa tan nước và phân bón vào chậu, đổ ngập ½ củ là được. Hằng ngày, bạn sẽ quan sát quá trình phát triển của củ, tránh tình trạng củ bị thối rữa.
Cách chăm sóc cây lan huệ cho hoa đẹp

- Bạn không cần phải tưới nước cho cây lan huệ thường xuyên, chỉ nên tưới 1 – 2 lần/tuần.
- Nên đặt cây lan huệ ở nơi thông thoáng, giúp quá trình phát triển của cây dễ dàng hơn.
- Cây lan huệ thích ánh nắng mặt trời và màu sắc của hoa sẽ thay đổi tùy vào điều kiện ánh sáng của môi trường. Nếu ở ngoài nắng, vòi hoa và lá sẽ ngắn hơn bình thường, nếu trồng trong mát, hoa và lá của chúng sẽ phát triển dài hơn. Nếu trồng trong nhà, bạn nên mang cây ra phơi nắng vào buổi sáng sớm là tốt nhất.
- Trong quá trình chăm sóc, bạn nên thường xuyên cắt tỉa cành lá già và bón phân cho cây đều đặn.
- Cây lan huệ dễ bị các loại sâu bệnh hại tấn công, do đó, bạn nên theo dõi thường xuyên và sử dụng thuốc đặc trị như Danitol để diệt trừ sâu bệnh hại khi cần thiết. Nếu lá cây bị sâu ăn hoặc côn trùng phá hoại, bên nên cắt bỏ ngay để tránh bị lây lan.
Kết luận
Qua những thông tin trên, có thể thấy cây lan huệ là một loài hoa đẹp mang đến màu sắc sang trọng, rực rỡ, sang trọng cho không gian của chúng ta. Với vẻ đẹp kiêu sa, hương thơm quyến rũ và ý nghĩa phong thủy tốt lành, lan huệ xứng đáng có mặt trong vườn nhà của mọi người.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.