Cây ngũ gia bì được xem là một loại cây cảnh mang đến nhiều lợi ích và may mắn tài lộc cho gia chủ. Trồng cây ngũ gia bì trong nhà không chỉ giúp thanh lọc không khí, bảo vệ sức khỏe mà còn hỗ trợ tăng vượng khí cho các thành viên trong gia đình. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm cây ngũ gia bì
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây ngũ gia bì
- Tên gọi khác: Ngũ gia bì chân chim, xuyên gia bì, thích gia bì, tam gia bì…
- Tên khoa học: Schefflera heptaphylla
- Họ cây: Thuộc họ nhân Sâm (Araliaceae)
- Phân bố: Chủ yếu ở Châu Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây được trồng phổ biến ở các tỉnh Phú Thọ, Lạng Sơn, Lào Cai,…. để làm cây trang trí hoặc làm dược diệu.
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Thuộc nhóm cây bụi, cao trung bình khoảng từ 1 đến 7m, thậm chí có cây cao đến 25m. Thân cây có nhiều gai, từ thân cây cao mọc ra nhiều nhánh cây con vươn dài ra xung quanh, cành cây có vẻ nhẵn nhụi.
- Lá cây: Thuộc dạng lá kép chân vịt, mọc so le, cuống bẹ lá dài 8–35 cm. Lá cây có hình bầu dục hoặc thuôn nhọn ở đầu, một cụm lá sẽ bao gồm 6 – 8 lá, mặt lá nhẵn nhụi, sẫm bóng.
- Hoa của cây: Hoa màu trắng nhỏ mọc ở đầu cành, tỏa hương thơm nhẹ nhàng, nở từ mùa thu đến đầu đông, khi hoa tàn sẽ kết quả.
- Quả của cây: Quả hình cầu dẹt đường kính khoảng từ 3 đến 4mm,, mọng nước, khi chín chuyển sang màu tím đen, bên trong có chứa 2 hạt.
Phân loại cây ngũ gia bì
Hiện tại, chúng ta có 3 loại ngũ gia bì phổ biến như sau:
- Ngũ gia bì xanh: Có tính phổ biến cao hơn. Khi lá còn non sẽ có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu xanh đậm khi về già. Loài cây này thường được sử dụng để làm thuốc.
- Ngũ gia bì cẩm thạch: Điểm nổi bật của loài cây này nằm ở phần lá cây có xen kẽ màu xanh và vàng đẹp mắt.
- Ngũ gia bì hương: Hay còn gọi là tế trụ gia bì, loài này thường mọc thành bụi và rất cao, hiện đang năm trong danh sách những loài cây quý hiếm.
Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?
Cây ngũ gia bì được nhiều người yêu thích bởi những tác dụng tuyệt vời sau đây:
- Dùng làm thuốc chữa bệnh: Loại cây này có thể được dùng làm dược liệu quý để chữa các bệnh về xương khớp, suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch,…
- Xua đuổi muỗi: Mùi hương của cây ngũ gia bì có khả năng xua đuổi muỗi tránh xa không gian, tương tự như cây bạc hà.
- Thanh lọc không khí: Ngũ gia bì cũng là loài cây lọc không khí, loại bỏ các khí độc hại, giảm bụi bẩn và điều hòa nhiệt độ cho không gian trở nên tươi mát và an lành hơn.
- Làm quà tặng: Loài cây này còn là cây phong thủy mang ý nghĩa may mắn, tài lộc cho chủ sở hữu. Vì vậy mà cây thường được sử dụng làm quà tặng cho người thân bạn bè, cầu chúc cho họ luôn thuận lợi và gặp vận may trên con đường làm ăn.
Cây ngũ gia bì có ý nghĩa gì?
Không chỉ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, cây ngũ gia bì còn mang đến ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ. Cây được xem là biểu tượng của sự may mắn về tiền tài, thuận lợi trong sự nghiệp của gia chủ. Nếu trồng cây đúng vị trí hợp phong thủy, gia chủ sẽ nhận được nhiều vượng khí, hỗ trợ việc làm ăn thuận lợi, tiền vào như nước, sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng.
Bên cạnh đó, cây ngũ gia bì thường có 5 thùy trên mỗi lá, đại diện cho 5 yếu tố ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Chính vì thế mà loài cây này còn là cây có sự cân bằng hòa hợp âm dương, giúp gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, giúp gia đình luôn hạnh phúc, ấm êm và bình an.
Cây ngũ gia bì hợp mệnh gì?
Cây ngũ gia bì hợp mệnh gì? Cây ngũ gia bì sở hữu toàn bộ thân cành lá có màu xanh, đặc trưng cho mệnh Mộc. Trong khi đó, mệnh Mộc lại tương sinh với mệnh Hỏa (theo ngũ hành phong thủy). Chính vì vậy, cây ngũ gia bì sẽ hợp với những người thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa nhất.
Những ai thuộc hai mệnh này trồng cây ngũ gia bì sẽ hỗ trợ đường tài vận và công danh cực kỳ tốt, giúp sự nghiệp thăng tiến, vận may làm ăn đến liên tục.
Cây ngũ gia bì hợp tuổi gì?
Cây ngũ gia bì hợp với những người có năm sinh thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa nhất, đặc biệt những ai sinh vào năm Dần. Những người có tuổi Dần trồng cây ngũ gia bì sẽ giúp sự nghiệp như “cá gặp nước”, phất lên nhanh chóng, đường tiền tài, công danh cũng được hanh thông hơn trước.
Vị trí đặt cây ngũ gia bì trong nhà
Chọn được vị trí đặt cây ngũ gia bì trong nhà hợp phong thủy sẽ giúp thu hút thêm nhiều vượng khí và vận may cho gia chủ. Bạn có thể đặt cây để:
- Làm cây cảnh ban công, cây cảnh hành lang
- Làm cây cảnh cửa sổ phòng ngủ
- Làm cây cảnh ở giếng trời cạnh bếp
- Làm cây cảnh văn phòng
- Làm cây cảnh để bàn
- Làm cây cảnh phòng khách
- ….
Cách trồng cây ngũ gia bì
Bạn có thể trồng cây ngũ gia bì theo 2 cách là giâm cành hoặc chiết cành. Sau đây, Vựa cây xanh sẽ hướng dẫn bạn các bước trồng cây bằng phương pháp giâm cành nhé.
- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng, chú ý chọn đất mùn pha xơ dừa hoặc trấu hoai mục, đảm bảo đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.
- Bước 2: Chuẩn bị chậu trồng cây có kích thước phù hợp với cành cây con, phía dưới có lỗ thoát nước.
- Bước 3: Chọn cắt cành cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh từ cây mẹ. Sau đó, bạn sẽ đặt cây con vào chậu đất rồi lấp đất lại. Hằng ngày, bạn sẽ tưới nước đều đặn cho cây bằng phương pháp phun sương, đảm bảo đất đủ ẩm cho cành cây bén rễ.
Cách chăm sóc cây ngũ gia bì
Để cây ngũ gia bì có thể phát triển xanh tốt quanh năm, bạn cần chú ý những yếu tố sau đây:
Ánh sáng
Loài cây này ưa sáng nhưng có thể chịu được bóng râm. Bạn vừa có thể trồng cây ngũ gia bì ở ngoài trời hoặc trong nhà đều được. Nếu trồng ngoài trời thì nên tránh đặt cây ở nơi có ánh sáng quá gay gắt. Nếu trồng trong nhà, mỗi tuần, bạn nên cho cây tắm nắng 1 – 2 lần, mỗi lần từ 4 đến 6 tiếng.
Tưới nước
Mỗi tuần, bạn chỉ cần tưới từ 2 đến 3 lần là đã giúp cây phát triển xanh tốt rồi. Bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây, dễ làm cây bị vàng lá, rụng lá.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để cây ngũ gia bì sinh trưởng tốt là từ 25 đến 30 độ C. Tuy nhiên, cây vẫn có thể chịu được nhiệt độ môi trường lên đến 60 độ C.
Bón phân
Cây ngũ gia bì rất dễ sống mà không cần tốn quá nhiều công chăm sóc, bạn cũng không cần phải bón quá nhiều phân cho chúng. Tuy nhiên, nếu muốn kích thích cây phát triển cành nhánh, bạn có thể bón thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK hòa tan với nước, sẽ giúp kích thích cây phát triển mạnh mẽ.
Phòng ngừa sâu bệnh
Để tránh cây ngũ gia bì bị côn trùng tấn công, bạn có thể phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ cho cây. Nếu thấy cây bị héo lá hoặc bị bệnh, bạn nên cắt tỉa ngay để tránh làm lây lan.
Câu hỏi thường gặp
Khi trồng cây ngũ gia bì, bạn có thể sẽ gặp phải một số thắc mắc sau đây:
Trồng cây ngũ gia bì trước nhà có tốt không?
Đương nhiên là CÓ. Ngũ gia bì là loài cây ưa sáng, rất thích hợp để trồng trước nhà, vừa giúp cản bớt bụi bẩn, lọc sạch không khí, vừa mang đến nhiều may mắn, thu hút tài vận và thúc đẩy sự nghiệp phát triển cho gia chủ.
Có nên trồng cây ngũ gia bì trong nhà?
Câu trả lời là NÊN. Cây ngũ gia bì là loài ưa sáng nhưng lại chịu bóng, thích hợp trồng trong nhà hơn là ngoài trời. Tuy nhiên, nếu trồng loài cây này trong nhà, bạn nên cung cấp ánh sáng cần thiết để cây có thể tự quang hợp và phát triển. Mỗi tuần, bạn có thể mang cây phơi nắng từ 1 – 2 lần là tốt nhất.
Cây ngũ gia bì có ăn được không?
Câu trả lời là CÓ. Phần lá của cây có thể dùng để chế biến món ăn. Ở các vùng quê, người ta thường đem lá của cây ngũ gia bì thái nhỏ rồi đem phơi khô. Khi nấu canh cá hoặc canh tôm thì thêm chút lá cây vào để nấu chung. Ở Quảng Nam, người dân cũng dùng lá ngũ gia bì để trộn gỏi, ăn sống hoặc cuốn bánh tráng với thịt heo để ăn.
Kết luận
Bài viết này đã giúp bạn biết được tất cả các thông tin về cây ngũ gia bì. Có thể nói, loài cây này có rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Nếu bạn yêu thích loài cây này, hãy trồng một cây trong không gian và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.