Cây hương thảo là một trong những loại cây gia vị quen thuộc và được yêu thích trong các gia đình Việt Nam. Với hương thơm dịu nhẹ đặc trưng cùng nhiều công dụng tuyệt vời, cây hương thảo chính là “người bạn thân thiết ” trong mỗi căn bếp. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm của cây hương thảo
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây hương thảo
- Tên gọi khác: Cây mê điệt hương, cây dương chổi,…
- Tên khoa học: Rosmarinus officinalis
- Họ cây: Họ hoa môi (Lamiaceae)
- Nguồn gốc: Là cây bản địa của vùng Địa Trung Hải.
- Phân bố: Cây được trồng nhiều ở phía Nam châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Tại Việt Nam, cây hương thảo được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
- Môi trường sống: Thích hợp sinh trưởng ở môi trường nhiều nắng, khô ráo nhưng không quá nắng.
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Khá nhỏ, thường mọc thành bụi, trên thân phân thành nhiều nhánh. Nếu được trồng trong môi trường có điều kiện phù hợp, cây có thể cao đến 2m.
- Lá cây: Rất nhiều và xum xuê, lá dài hẹp, màu xanh sẫm, mặt trên lá nhẵn nhụi, mặt dưới có lông tơ.
- Hoa của cây: Cây hương thảo có hoa màu lam nhạt, dài khoảng 1cm và tỏa ra hương thơm rất dễ chịu. Mỗi khí có một làn gió nhẹ thổi qua, hương thơm sẽ lan tỏa hết không gian, mang đến sự thư giãn cho gia chủ.
Cây hương thảo có tác dụng gì?
Cây hương thảo là một loại cây thảo dược đa năng với nhiều công dụng tuyệt vời. Cây sở hữu mùi hương nhẹ nhàng, giúp giảm căng thẳng, stress và thanh lọc tâm trí. Đặc biệt, hương thảo còn là một gia vị không thể thiếu trong ẩm thực châu Âu giúp khử đi mùi hôi vốn có cho thịt và được dùng nhiều trong món nướng, hầm.
Thêm vào đó, hương thảo còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Tinh dầu từ loài cây này có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư da, ung thư phổi, ngăn rụng tóc và phòng chống bệnh Alzheimer, đồng thời cải thiện nhận thức ở người già và điều trị rối loạn lipid máu, hạn chế tăng cân.
Ngoài ra, cây hương thảo còn được trồng trong nhà làm cây cảnh trang trí, mang lại không gian xanh tươi. Cây còn có khả năng đuổi muỗi, côn trùng nhờ mùi hương dịu dàng của nó.
Ý nghĩa của cây hương thảo trong phong thủy
Cây hương thảo được xem là biểu tượng của lòng biết ơn, tri ân và sự trung thành. Cây còn là đại diện cho mối liên kết vĩnh hằng giữa cõi sống và cõi chết.
Ngày xưa, người ta thường đan những vòng hương thảo đeo quanh cổ với niềm tin sẽ được may mắn, tránh khỏi sự quấy phá của những linh hồn xấu xa. Bạn có thể đặt vài nhánh hương thảo đầu giường hay gối đỡ đầu giúp ngủ ngon, tránh ác mộng. Ngày nay, hương thảo vẫn được xem là vật phẩm phong thủy giúp chiêu tài, giữ chân nhân tài nơi văn phòng, công sở.
Ngoài ra, với mùi hương dịu nhẹ, thanh khiết, hương thảo còn mang đến khí trường tĩnh lặng, thư thái, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi khi làm việc. Chính vì thế, cây hương thảo rất thích hợp làm cây cảnh để bàn, cây cảnh văn phòng, cây cảnh phòng bếp hoặc làm cây cảnh phòng khách,…
Cây hương thảo hợp mệnh gì?
Cây hương thảo phù hợp với hầu hết các bản mệnh khác nhau, từ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa cho đến Thổ. Tuy nhiên, để tận hưởng trọn vẹn những may mắn và lợi ích mà hương thảo mang lại, mỗi người cần có một số lưu ý riêng khi trồng loại cây này tùy theo mệnh của bản thân.
- Với những bản mệnh Thủy, Mộc, Kim hay Thổ, việc trồng hương thảo khá đơn giản và không cần quá nhiều sự kiêng kỵ.
- Ngược lại, với mệnh Hỏa, để tránh xung khắc giữa Hỏa và Mộc thì nên ưu tiên chọn chậu trồng màu xanh lá cây để tăng thêm tính chất Mộc, từ đó điều hòa và cân bằng lại mối tương khắc giữa hương thảo và ngũ hành Hỏa của mình.
Cách trồng cây hương thảo khỏe mạnh
Trồng và chăm sóc cây hương thảo thực chất rất đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì. Bạn có thể trồng loài cây này bằng phương pháp trồng bằng cành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị cây giống bằng cách mua từ những cửa hàng bán cây cảnh uy tín. Chọn những cành non khỏe mạnh, cứng cáp và cắt phần đầu dài khoảng 10cm để trồng.
- Bước 2: Ngắt sạch lá già ở phần gốc cành khoảng 3cm để phòng tránh hiện tượng mục rễ.
- Bước 3: Chuẩn bị chậu nhỏ chứa hỗn hợp đất trồng chuyên dụng trộn với cát thô và rêu bùn theo tỷ lệ 2 phần đất, 1 phần cát rêu.
- Bước 4: Cắm cành vào chậu đất rồi đặt chậu nơi có ánh nắng nhẹ nhàng. Chú ý thường xuyên tưới nước và giữ ấm cho cành, giúp cành cây phát triển thành cây con. Trong vòng 3 tuần, rễ mới của cành sẽ dần hình thành.
- Bước 5: Khi cành đã bén rễ vững chắc, lúc này bạn có thể chuyển cây sang trồng trong chậu lớn hơn hoặc đem ra vườn.
Cách chăm sóc cây hương thảo
Cây hương thảo vốn rất dễ chịu với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, bạn chỉ cần chú ý những điều sau là cây đã có thể phát triển khỏe mạnh:
- Ánh sáng: Cây phát triển tốt nhất ở nơi khô ráo, ấm áp và nhiều nắng.
- Nhiệt độ: Cây có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt, nhưng nếu nhiệt độ khu vực bạn sống quá lạnh (dưới 18 độ C hoặc có tuyết rơi) thì nên đem cây vào nhà sưởi ấm.
- Đất trồng: Đất cần có khả năng thoát nước tốt để rễ cây không bị thối rữa. Nếu thấy đất quá chua, có thể trộn thêm một ít vôi để tăng độ kiềm, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
- Tưới nước: Đều đặn, mỗi lần tưới chỉ nên tưới phun sương để đất đủ ẩm, không nên tưới quá nhiều nước làm úng chết cây.
- Bón phân: Bón phân hữu cơ định kỳ là những việc làm cần thiết để hương thảo lớn nhanh và xanh tốt.
- Cắt tỉa: Đừng quên thỉnh thoảng cắt tỉa những lá cành già khô héo để cây duy trì được hình dáng như mong muốn.
Một số bài thuốc từ lá cây hương thảo
Bạn có thể sử dụng cây hương thảo theo một số cách sau:
Ngâm rượu hương thảo
- Nguyên liệu: 200g lá hương thảo khô, 1 lít rượu 40 độ trở lên
- Công dụng: Giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe
- Cách dùng: Lấy 2ml rượu ngâm pha với nước ấm, uống 2 lần/ngày
Hãm thuốc từ lá hương thảo
- Nguyên liệu: 2-3g lá hương thảo khô hoặc 30g lá tươi.
- Công dụng: Điều trị nhức đầu, tăng huyết áp, lợi tiểu, rụng tóc, viêm giác mạc, vết thương
- Cách dùng: Hãm lá với 1 cốc nước sôi rồi để nguội như trà, chia uống 4-5 lần/ngày
Nước súc miệng từ lá hương thảo
Sắc lá với nước, súc miệng 1-2 lần/ngày để điều trị viêm loét miệng
Đắp lá hương thảo lên vùng mụn nhọt
Giã nát 50g lá tươi, đắp 10-15 phút lên vùng bị mụn nhọt, duy trì 2 lần/ngày để giảm viêm, đau nhọt
Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
- Nguyên liệu: Hương thảo, ngải cứu, ích mẫu, củ gấu, cỏ nhọ nồi trộn với mật ong, rồi vo thành viên
- Cách dùng: Uống 1 viên/ngày trước kỳ kinh 15-20 ngày để điều kinh, giảm đau
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được những đặc điểm cũng như ý nghĩa, tác dụng và cách chăm sóc cây hương thảo. Loài cây này thực sự sở hữu rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Thật tuyệt vời khi có một chậu hương thảo nhỏ trong không gian xanh tươi giữa nhà, mang đến không khí trong lành và gần gũi với thiên nhiên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.