Cây thanh lam được nhiều người trồng để làm đẹp cho không gian trong nhà hoặc văn phòng. Cây còn có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc tồn tại trong không gian, giúp gia đình tận hưởng cảm giác thoải mái, dễ chịu mỗi khi trở về nhà. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu đặc điểm, tác dụng cũng như cách chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm cây thanh lam
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây thanh lam
- Tên khoa học: Aglaonema Silver Bay
- Họ cây: Họ Ráy – Araceae
- Đặc điểm sinh trưởng: Cây ưa bóng râm và ưa ẩm, chủ yếu sống ở các nước nhiệt đới.
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Phần thân có màu trắng, Thường mọc thành những bụi cây lớn, tán cây rộng, mọc vươn thẳng lên trên. Trung bình, một cây thanh lam trưởng thành sẽ có chiều cao từ 30 đến 70cm.
- Lá cây: Có hình bầu dục, trên phiến lá có các gân và sống rất rõ. Lá của loài cây này có màu xanh trắng, phần rìa lá có màu xanh đậm và ở giữa lá có màu trắng hoặc màu bạc. Lá có chiều dài từ 20 đến 30cm, mặt lá bỏng bẩy, khỏe khoắn.
Tác dụng của cây thanh lam
Cây thanh lam có kích thước nhỏ cùng hoa văn trên lá khá độc đáo, rất thích hợp làm cây cảnh trang trí trên bàn làm việc, cây cảnh văn phòng, cây cảnh phòng khách,… mang đến cảm giác sang trọng, tinh tế cho không gian. Bên cạnh đó, màu xanh của lá cây còn tạo cảm giác thư thái, thoải mái, giúp gia chủ xua đi những lo toan, mệt mỏi của ngày dài.
Ngoài ra, cây thanh lam còn có khả năng thanh lọc không khí, cung cấp oxy, hấp thụ các chất độc hại tồn tại trong không khí, bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Loài cây này còn được sử dụng làm quà tặng ý nghĩa cho người thân và bạn bè đồng nghiệp.
Cây thanh lam có ý nghĩa gì?
Cây thanh lam được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng, giàu sang và phú quý, giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc và năng lượng tích cực. Nếu được trồng làm cây cảnh phòng khách, cây cảnh văn phòng, cây cảnh để bàn, cây cảnh phía trước nhà,… cây sẽ giúp gia chủ xua đuổi khí xấu, thu hút khí tốt và may mắn đến với các thành viên trong gia đình.
Nếu sử dụng cây thanh lam làm quà tặng sẽ đại diện cho lời chúc tốt đẹp, mong muốn người nhận luôn bình an, thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc.
Cây thanh lam hợp mệnh gì?
Cây thanh lam có màu lá xanh chủ đạo, thuộc bảng màu của mệnh Mộc, mà Mộc lại sinh Hỏa (theo ngũ hành tương sinh tương khắc). Do vậy, cây thanh lam hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa nhất, cây giúp người thuộc 2 mệnh này thu hút may mắn, tài lộc, hỗ trợ đường công danh sự nghiệp phát triển nhanh chóng, công việc thuận lợi suôn sẻ.
Cây thanh lam hợp tuổi gì?
Trong 12 con giáp, cây thanh lam hợp với người tuổi Mùi nhất. Nếu người có tuổi này trồng cây thanh lam sẽ giúp cuộc sống êm đềm, thịnh vượng, công việc thuận lợi, sự nghiệp rộng mở và đường công danh phát triển tốt hơn.
Cách chăm sóc cây thanh lam
Cây thanh lam là loài cây cảnh phong thủy có khả năng chịu hạn tốt và không cần chăm sóc cầu kỳ, bạn chỉ cần chú ý những điều sau đây:
Đất trồng
Chọn đất trồng cây thanh lam có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất trồng trộn với phân chuồng hoai mục, xỉ than,… Sau đó sử dụng dung dịch Daconil 75WP với liều lượng 1g/1 lít nước rồi phun trực tiếp vào đất để xử lý mầm bệnh có trong đất. Ngoài ra, cây thanh lam còn có thể sống tốt trong môi trường thủy sinh.
Nước tưới
Cây thanh lam là loài cây chịu hạn tốt nên không cần tưới nước quá. Khoảng từ 3 đến 4 ngày, bạn nên tưới cho cây 1 lần với bình phun sương, tránh làm cây bị dư nước và úng rễ.
Chọn tưới cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh làm cây bị sốc nhiệt và chết.
Ánh sáng
Cây thanh lam là loài cây ưa bóng râm, thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng yếu. Cây còn có thể sống tốt trong môi trường chỉ có ánh sáng đèn huỳnh quang. Thế nhưng, cây có thể gầy và dài hơn, các lá mọc cũng thưa thớt hơn. Để cây giữ được màu xanh bóng và khỏe mạnh, bạn vẫn nên cho cây phơi nắng 1 lần sau khoảng 2 đến 3 tháng. Tốt nhất nên phơi nắng vào trước 10h sáng, tránh ánh nắng gay gắt làm chết cây.
Phân bón
Cứ sau 3 đến 4 tháng, bạn nên bón phân cho cây 1 lần, giúp cây có đủ dinh dưỡng để phát triển trong các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo. Bạn có thể sử dụng phân NPK với tỷ lệ 10g phân hòa với 10 lít nước rồi tưới vào nơi cách gốc cây 10cm. Lưu ý, bạn không nên bón phân cho cây vào mùa lạnh.
Cắt tỉa và ngừa sâu bệnh
Việc cắt tỉa lá úa, lá già không chỉ giúp giữ được vẻ đẹp cho cây thanh lam, mà còn giúp phòng ngừa sâu bệnh rất tốt. Thỉnh thoảng, bạn có thể dùng khăn lau sạch lá cây, giúp lá quang hợp và lọc không khí tốt hơn.
Vào lúc thời tiết có độ ẩm cao, bạn có thể pha thuốc trừ bệnh rồi tưới cho cây, ngăn ngừa các bệnh tiềm ẩn làm hại cây.
Câu hỏi thường gặp
Cây thanh lam có độc không?
Cây thanh lam có chứa độc tố nhẹ, có thể gây nên một số phản ứng dị ứng, viêm, sưng miệng, khó thở, thậm chí tiêu chảy nếu không may ăn phải. Nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc thú cưng thì hãy nhớ đặt cây ở xa tầm tay chúng.
Nên đặt cây thanh lam ở vị trí nào?
Để phát huy hết khả năng phong thủy, cây thanh lam nên được đặt ở trong nhà, trên bàn làm việc, văn phòng, bàn tiếp khách, bàn ăn, cạnh cửa sổ,…. Cây sẽ giúp xua đuổi khí xấu, bổ sung vượng khí và tạo bầu không gian xanh mát, thoải mái và thư giãn cho không gian.
Kết luận
Dựa trên bài viết này, chúng ta đã giúp bạn biết được đặc điểm, tác dụng cũng như ý nghĩa và cách chăm sóc cây thanh lam. Đây là một loài cây cảnh rất có ích trong cuộc sống của mỗi người, nếu bạn yêu thích loài cây này, đừng ngại mà hãy mua về trồng nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.