Cây dương xỉ thường được trồng làm cây cảnh thanh lọc không khí, mang lại nhiều may mắn và lợi ích cho gia chủ. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ này.
Đặc điểm của cây dương xỉ
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây dương xỉ
- Tên gọi khác: Thái quyết, cẩu tích,…
- Tên khoa học: Polypodiopsida
- Nơi phân bố: Được tìm thấy ở nhiều khu vực rừng nhiệt đới và ẩm ướt. Ở Việt Nam, cây dương xỉ cũng rất phổ biến trên khắp cả nước.
- Đặc điểm môi trường sống: Cây dương xỉ yêu thích môi trường ẩm ướt, bóng râm và có thể sống cả trong môi trường khô nắng.
Đặc điểm bên ngoài của cây dương xỉ
- Thân cây: Có thân gỗ to hoặc thân cây dài mềm mại, cao trung bình tầm 20 đến 30cm, thường mọc theo bụi rậm với nhiều cành lá xum xuê.
- Lá cây: Có màu xanh đậm đẹp mắt, dạng kép, xẻ lông chim. Thông thường, trên cuốn lá sẽ bao gồm nhiều lá phụ và xẻ nhỏ ra nhiều lá phụ khác nữa. Lá có thể vươn đến chiều dài 1m, hoặc chậm chí là 4m nếu được sống trong điều kiện môi trường thích hợp.
- Hoa của cây: Cây dương xỉ hầu như không có hoa, chủ yếu sinh sản bằng bào tử.
Các loại cây dương xỉ thường gặp
Trên thế giới hiện nay có hơn 12.000 loài dương xỉ với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, từ thân cây nhỏ cho đến những cây cao khổng lồ hơn 40 feet. Nhờ đó, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn khi trồng loài dương xỉ này.
Tại Việt Nam, chúng ta có 3 loại dương xỉ phổ biến nhất, đó là: Dương xỉ cảnh, dương xỉ cổ đại và dương xỉ thủy sinh.
Dương xỉ cảnh
Dương xỉ cảnh có kích thước nhỏ, thường mọc thành bụi nhỏ, cao trung bình từ 30 đến 1m. Lá của cây có màu xanh mọc từ thân, khi lên tới ngọn, lá của cây tua tua ra 2 bên trông rất đẹp mặt.
Dương xỉ cảnh thường được trồng trong chậu để làm cây cảnh trang trí trong phòng khách, bàn làm việc, ban công, cửa sổ hoặc sân nhà, vừa làm xanh cho không gian, vừa thanh lọc không khí rất tốt.
Riêng về dương xỉ cảnh ở Việt Nam sẽ có một số loài phổ biến như sau:
- Cây dương xỉ Boston: Đây là loài dương xỉ cảnh phổ biến nhất, thường được trồng nhiều trong nhà. Cây có phần thân dài mềm mại, trên thân mọc ra nhiều lá nhỏ màu xanh đậm tươi tốt bao quanh.
- Cây dương xỉ lá xoắn: Sở hữu phần lá xoắn độc đáo, thường được trồng trong chậu hoặc treo trên tường.
- Cây dương xỉ cuộn: Có kích thước lớn hơn, lá to màu xanh đậm, thân dài. Nét đặc trưng nhất của loài cây này là ở phần lá non cuộn tròn và to.
Dương xỉ cổ đại
Dương xỉ cổ đại còn được gọi là dương xỉ rừng, loài này có kích thước to lớn hơn rất nhiều so với dương xỉ cảnh. Dương xỉ cổ đại có thân gỗ to, cao từ 1m trở lên, thậm chí có cây còn cao đến 10m. Thân cây hình trụ có màu đen, vỏ cây xù xì, lá mọc tập trung ở phần đầu ngọn.
Dương xỉ thủy sinh
Dương xỉ thủy sinh thường được trồng trong bể cá cảnh, có chiều dài khoảng 10cm đến 30cm. Khi trồng loài cây này, chúng ta sẽ đặt 1 khúc gỗ hoặc các hốc đá để cây bám vào. Dương xỉ thủy sinh thích ánh sáng nhẹ, nhiệt độ duy trì ở mức 22 đến 24 độ C và lượng CO2 trong nước cao.
Riêng với loài dương xỉ thủy sinh, chúng ta có thể kể đến rất nhiều cái tên như dương xỉ lá nho, dương xỉ lá kim, dương xỉ Trident, dương xỉ JAVA, dương xỉ lá hẹp,…
Cây dương xỉ có tác dụng gì?
Trồng cây dương xỉ trong nhà hoặc ở khuôn viên sân vườn sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:
- Thanh lọc không khí: Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí như toluene, xylen, Aldehyde formic, giúp không gian xanh sạch, trong lành hơn, giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp.
- Giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng: Màu xanh của lá cây mang đến cảm giác an lành, có khả năng giảm thiểu áp lực sau những giờ làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, cây còn có thể hấp thụ các bức xạ điện tử từ máy tính, laptop, tivi,…. giúp hạn chế các bệnh nguy hiểm cho gia chủ.
- Hấp thụ độc tố asen trong đất: Khi trồng dương xỉ dưới đất, chúng sẽ hấp thụ độc tố asen và làm sạch nguồn nước khỏi các chất gây ô nhiễm.
- Chữa bệnh: Một số loài dương xỉ còn còn được dùng làm thuốc trị được bệnh bạch biến, lang beng, mỏi gối, đau lưng, cầm máu, bong gân,…
- Làm đẹp cho không gian: Cây sở hữu vẻ đẹp rất riêng biệt, giúp tô điểm cho không gian của bạn. Lá của dương xỉ dùng để cắm hoa cũng sẽ rất đẹp mắt.
Cây dương xỉ có ăn được không?
Câu trả lời là Có. Dương xỉ có chứa một số khoáng chất có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, kháng viêm, sát trùng. Tuy nhiên, không phải loại dương xỉ nào cũng ăn được, do đó, bạn vẫn không nên tự ý chế biến chúng tại nhà nếu không hiểu rõ về chúng nhé.
Ý nghĩa cây dương xỉ
Cây dương xỉ không chỉ mang đến nhiều lợi ích như thanh lọc không khí, giảm những yếu tố gây hại đến sức khỏe con người, mà còn là biểu tượng phong thủy, tượng trưng cho sức sống tươi mới và sự phát triển. Bên cạnh đó, cây dương xỉ thường mọc rất xum xuê, um tùm, thể hiện ý nghĩa sum họp, hòa thuận trong gia đình.
Nếu dùng cây dương xỉ làm quà tặng sẽ mang đến lời chúc mạnh khỏe, bình an cho người được nhận.
Cây dương xỉ hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Toàn thân cây dương xỉ sở hữu màu xanh đặc trưng của mệnh Mộc. Như vậy, cây dương xỉ sẽ hợp với người thuộc mệnh Mộc nhất, tương trợ cho bản mệnh làm ăn thuận lợi, xua đuổi vận xui và rước thêm nhiều may mắn cho gia chủ.
Bên cạnh đó, mệnh Mộc lại tương sinh với mệnh Hỏa, nên những người mệnh Hỏa cũng có thể trồng loài cây này để hỗ trợ con đường kinh doanh làm ăn phát triển nhanh chóng, sự nghiệp thăng tiến vượt bậc.
Vị trí đặt cây dương xỉ hợp phong thủy
Cây dương xỉ sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc nhất cho gia chủ nếu được đặt đúng vị trí phong thủy. Loài cây này thích hợp đặt ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt. Bạn có thể đặt chúng để làm cây cảnh ở những khu vực như:
- Làm cây cảnh phòng khách
- Làm cây cảnh để bàn làm việc
- Làm cây cảnh văn phòng
- Làm cây cảnh ban công
- ….
Ở những vị trí này, cây sẽ giúp gia chủ thu hút thêm nhiều vượng khí và năng lượng tích cực, giúp vận may dễ dàng tìm đến với các thành viên trong gia đình.
Cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ
Dương xỉ là một loài cây cảnh rất dễ trồng và chăm sóc, cho nên không đòi hỏi quá nhiều công sức ở người trồng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nắm rõ những điều sau đây để cây có thể phát triển tốt nhất.
Cách trồng cây dương xỉ trong nước
Để trồng cây dương xỉ trong nước, bạn hãy thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Cắt chọn loại dương xỉ khỏe mạnh, cắt tỉa những phần bị hư hỏng, sâu bệnh.
- Bước 2: Buộc cố định vào giá thể rồi đặt vào bể thủy tinh.
- Bước 3: Sau khoảng 1 đến 2 tháng, cây bắt đầu đẻ nhánh con và có rễ mới. Lúc này, bạn sẽ tháo phần dây cố định ra để cây thoải mái phát triển.
Cách trồng cây dương xỉ trong chậu
Bạn có thể trồng cây dương xỉ trong chậu bằng cách tách gốc, các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy bớt phần đất trong chậu để tìm đến phần gốc cây.
- Bước 2: Dùng tay nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi chậu cây mẹ/
- Bước 3: Lấy hết đất bám ở gốc rễ ra, tách bỏ phần gốc hư thối, nấm bệnh, cắt bỏ phần lá già, lá úa.
- Bước 4: Đổ đất ẩm tơi xốp, giàu mùn vào chậu cây, sau đó cho cây vào trồng. Khi trồng xong thì lấy một ít nước tưới phun sương lên, rồi đặt cây ở chỗ râm mát.
Cách chăm sóc cây dương xỉ
Để chăm sóc cây dương xỉ khỏe mạnh, luôn tươi tốt, bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Đất trồng: Nên chọn loại giàu chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt.
- Bón phân: Cây không cần bón phân cầu kỳ, bạn chỉ cần bón phân 1 lần sau mỗi 3 đến 4 tháng. Khi bón thì pha loãng phân với nước rồi tưới vào gốc cây, không được tưới lên lá dễ làm chết cây.
- Tưới nước: Cứ sau 1 đến 2 ngày, bạn sẽ tưới cây một lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Khi tưới thì nên dùng bình phun, tránh đổ trực tiếp lên cây.
- Độ ẩm: Loài dương xỉ rất ưa ẩm, nếu thấy trời khô nóng thì nên tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây.
- Cắt tỉa: Nếu thấy cây dương xỉ có lá già úa, bạn có thể cắt tỉa bớt để cây phát triển đều.
Còn riêng với dương xỉ thủy sinh, bạn nên tránh di chuyển cây nhiều lần. Khoảng 1 – 2 tuần, bạn nên thay nước sạch một lần. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây ở dưới ánh sáng nhẹ, tránh ánh sáng quá gay gắt.
Kết luận
Bài viết trên đây đã cung cấp tất cả thông tin về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã biết được có nên trồng loài cây này trong không gian của mình hay không.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.