Mỗi khi đến mùa, hoa của cây hoàng hậu (cây muồng hoàng yến) sẽ bung nở, tạo nên màu sắc rực rỡ, tươi mới cho không gian sân vườn, công viên, đường phố. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm của cây hoàng hậu
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây hoàng hậu
- Tên gọi khác: Muồng hoàng yến, bọ cạp nước, Mai nở muộn,…
- Tên khoa học: Cassia fistula L.
- Họ cây: Thuộc phân họ Vang của họ Đậu (Fabaceae)
- Nguồn gốc: Xuất xứ từ miền nam châu Á, Sri Lanka, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á.
- Phân bố: Tại Việt Nam, loài cây này mọc hoang tại các khu rừng thưa ở các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai. Loài cây này cũng xuất hiện tại một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang,…
- Đặc điểm sinh trưởng: Cây thuộc loại trung tính, ưa sáng, chịu hạn tốt, có khả năng sinh trưởng nhanh chóng.
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Đường kính thân cây khoảng 40cm và cao từ 10 đến 20m. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt sắc hồng dày từ 6 đến 8mm, thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Bên trong thân là phần gỗ giác cứng, nặng, thích hợp để đóng đồ gia dụng, xây dựng nhà cửa,…
- Lá cây: Cành lá nhẵn nhụi, dạng kép lông chim một lần chẵn. Một chiếc lá hoàn chỉnh sẽ bao gồm từ 3 đến 8 cặp lá chét mọc cách nhau, tổng chiều dài lá từ 15 đến 60cm. Lá chét có hình bầu dục dài 7 đến 21cm, rộng từ 4 đến 9cm, gốc lá hình nêm rộng, đầu lá nhọn.
- Hoa: Hoa mọc theo từng cụm lớn, mọc cách nhau hơi thưa trên một cuống chung nhẵn nhụi. Cuống chung có chiều dài từ 15 đến 35cm, hoặc thậm chí dài hơn. Thông thường, hoa sẽ mọc rủ xuống đất san sát nhau, tạo cảm giác rất đẹp mắt. Cánh hoa có dạng bầu dục với phần lông mượt phủ bên ngoài. Mỗi hoa rộng từ 4 – 7cm, sẽ gồm 5 cánh vàng ươm, nhị 10 và bao phấn phủ lông tơ ngắn. Hoa của cây hoàng hậu thường nở vào tháng 5, tháng 7 hoặc tháng 11.
- Quả: Khi hoa tàn sẽ mọc lên những quả hình đậu trụ dài với nhiều đốt ngắn. Mỗi quả sẽ có chiều dài từ 20 đến 60cm, đường kính từ 15 đến 25mm.
Công dụng của cây hoàng hậu (cây muồng hoàng yến)
- Tạo bóng mát: Cây muồng hoàng yến có cành lá tươi tốt, mọc vươn dài, tạo nên bóng mát che nắng nóng rất hiệu quả. Loài cây này rất thích hợp trồng trước cổng nhà, sân vườn, đường phố, công viên, nhà máy, khu đô thị,….
- Làm đẹp cho không gian: Không chỉ tạo nên bóng mát dễ chịu, cây hoàng hậu còn tạo nên cảnh quan tươi đẹp cho không gian. Đặc biệt là vào mùa hoa nở, sắc vàng rực rỡ của hoa đã tạo nên cảnh tượng kỳ vỹ, thu hút rất nhiều khách tham quan đến chiêm ngưỡng.
- Thanh lọc không khí: Lá của loài muồng hoàng yến này rất to và rậm rạp, có khả năng lọc bụi bẩn, tạo nên bầu không khí sạch sẽ, trong lành rất tốt.
- Làm thuốc: Theo dược điển Ấn Độ, cây muồng hoàng yến được xem là cây “tiêu diệt bệnh”. Các bộ phận của cây có thể được sử dụng để làm thành phần chính chữa bệnh táo bón, viêm khớp, cảm lạnh, rối loạn tim mạch, rối loạn đường ruột,… Mặc dù vậy, bạn vẫn không được tự ý sử dụng loài cây này như một loại thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm.
- Làm thuốc nhuộm: Vỏ cây muồng hoàng yến có màu hồng dày, nên thường được dùng để chế thuốc nhuộm màu đỏ.
Ý nghĩa cây hoàng hậu (Cây muồng hoàng yến)
Cây hoàng hậu (Cây muồng hoàng yến) nở hoa màu vàng rực rỡ, vốn là màu sắc tượng trưng cho hoàng tộc cao quý, giàu sang, quyền lực. Ở Thái Lan, loài cây này được xem là biểu tượng cho hoàng gia Thái. Trong khi đó, ở Ấn Độ, cây hoàng hậu thường được sử dụng nhiều ở những cuộc lễ lớn quy mô quốc gia.
Tại Việt Nam, cây hoa này vốn được trồng nhiều ở ngoài phố, trước cửa nhà,… báo hiệu cho mùa hè sắp đến.
Cây hoàng hậu hợp mệnh gì?
Cây hoàng hậu nổi bật nhất là ở phần hoa vàng rực rỡ – đây vốn là màu sắc đặc trưng của mệnh Kim. Những gia chủ có mệnh Kim trồng cây hoàng hậu sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho bản thân, hỗ trợ đường công danh sự nghiệp thăng tiến vượt bậc, việc làm ăn thuận lợi, đồng thời xua đuổi ma quỷ và vận xui xảy đến với các thành viên trong gia đình.
Cách chăm sóc cây hoàng hậu
Để giúp cây hoàng hậu (cây muồng hoàng yến) có thể phát triển tốt nhất từ giai đoạn cây con cho đến trưởng thành, các bạn cần nắm rõ những điều sau đây:
Cách tưới nước
Loài cây này không phải loài ưa nước, nên bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Tuy vậy, bạn vẫn cần cung cấp đủ nước cho cây phát triển tốt nhất, mỗi tuần, bạn cần tưới cây một lần. Nếu thời tiết quá nóng bức, bạn có thể tăng tần suất tưới lên 1 tuần 2 lần để cây không bị mất nước quá nhiều.
Đất trồng
Cây hoàng hậu (cây muồng hoàng yến) là loài cây không quá kén chọn đất trồng, ngay cả trong những vùng đất kém dinh dưỡng, cây vẫn có thể phát triển được. Thế nhưng khi trồng trong khuôn viên nhà, bạn vẫn nên chăm chút cho chúng thật tốt. Hãy sử dụng đất trồng giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước, giúp cây phát triển cành lá nhanh chóng khỏe mạnh, đồng thời tỏa ra bóng mát và tạo bầu không khí thoải mái cho gia đình.
Ánh sáng và nhiệt độ
Cây ngân hậu (cây muồng hoàng yến) ưa sáng, thích hợp trồng ở những nơi có ánh sáng mạnh ngoài trời. Trong khi đó, những cây con lại thích những nơi có bóng nhẹ, tránh trường hợp bị cháy lá non.
Về nhiệt độ, loài cây này có thể thích nghi với khoảng nhiệt lớn, chịu được lạnh và nắng nóng khắc nghiệt.
Bón phân
Trong giai đoạn cây ra hoa, bạn cần cung cấp thêm dưỡng chất để cây nở hoa nhiều và đẹp nhất. Bạn có thể lựa chọn bón phân Đầu Trâu 20-20-15 với tần suất bón là 2 tháng/lần.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp cho các bạn tất cả thông tin về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách chăm sóc loài cây hoàng hậu (cây muồng hoàng yến) này. Hy vọng nhờ đó, bạn sẽ biết được có nên trồng loài cây này trước cửa nhà mình hay không.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.