Cây huyết dụ kiếm là loài cây được trồng phổ biến ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung. Cây có màu sắc nổi bật lại có nhiều công dụng hữu ích nên được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy cây huyết dụ kiếm có đặc điểm gì? Ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay!
Đặc điểm cây huyết dụ kiếm
- Tên thường gọi là: Cây huyết dụ kiếm
- Tên gọi khác: Cây huyết dụ lá đỏ, cây phát lộc, cây huyết rồng, cây huyết dụ sắt.
- Tên khoa học: Cordyline terminalis hay Folium Cordyline
- Họ thực vật là: Liliaceae (thuộc họ hành)
- Nguồn gốc: Cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Papua New Guinea.
Đặc điểm bên ngoài:
- Thân cây: Huyết dụ kiếm là loài cây kiểng lá có thân thẳng, dài, trên thân có nhiều nốt sần do lá rụng để lại. Thân cây khi còn non thường không có nhánh, chỉ phân nhánh khi trưởng thành.
- Lá cây: Lá cây huyết kiếm dụ mảnh, dài, hẹp, nhọn đầu và được gắn trực tiếp với thân mà không có cuống. Màu sắc của lá là sự kết hợp của màu xanh và sọc đỏ hồng bên lề, gân lá.
- Hoa và quả: Hoa huyết dụ kiếm có kích thước nhỏ, mọc ở đỉnh thân. Hoa thơm, tỏa ra mùi hương rất đặc trưng. Quả của cây huyết dụ kiếm là quả mọng, có màu vàng cam. Tuy nhiên, rất hiếm khi chúng ta được nhìn thấy hoa và quả của cây huyết dụ kiếm. Vì vậy nhiều người thường lầm tưởng huyết dụ kiếm không có hoa và quả.
Tác dụng cây huyết dụ kiếm
Cũng giống như nhiều loài thực vật khác, cây huyết dụ kiếm có khả năng thanh lọc không khí khá hiệu quả. Cây còn có khả năng loại bỏ một số khí độc phổ biến trong không khí, có thể gây hại cho con người như trichloroethylene, formaldehyde, xylene,…Những khí độc này thường có nguồn gốc từ các sản phẩm sơn chống thấm, sơn mài.
Bên cạnh đó, cây huyết dụ kiếm còn khả năng hấp thụ tốt điện từ được phát ra từ các thiết bị điện tử ta thường sử dụng như điện thoại, máy tính,…Tia điện từ trong những thiết bị này khiến đầu óc con người trở nên mệt mỏi, mất tập trung nếu như dùng một thời gian dài. Chính vì vậy, huyết dụ kiếm được trồng trong nhà nhằm tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho mọi người.
Ngoài ra, cây huyết dụ kiếm còn có khả năng tô điểm cho sân vườn thêm phần nổi bật vì cây có lá màu đỏ hồng. Không chỉ trồng trong nhà, loại cây này còn được trồng phổ biến ở hàng rào, trong khuôn viên vườn, sảnh công ty,…để tạo không gian ấm cúng nhờ sắc lá của cây.
Ý nghĩa cây huyết dụ kiếm
Huyết dụ kiếm được nhiều người ưa chuộng vì cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vì cây có dáng vẻ mảnh mai nhưng lại sống được trong điều kiện khắc nghiệt nên cây thể hiện cho ý chí kiên cường, vượt qua mọi thử thách, vươn lên trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, trong phong thuỷ người ta còn cho rằng nếu trồng cây huyết dụ kiếm sẽ thu hút được nhiều may mắn và tài lộc. Ngoài ra với người trồng cây này không chỉ giảm bớt căng thẳng khi làm việc mà còn thuận lợi thăng tiến, đường công danh rộng mở.
Cây huyết dụ kiếm hợp mệnh gì?
Vì sắc đỏ của lá nên theo phong thuỷ, cây huyết dụ kiếm phù hợp với những người mệnh Hoả và mệnh Thổ. Những người thuộc hai mệnh này nếu trồng cây sẽ mang đến nhiều tài lộc, sức khỏe, thành công cho gia chủ. Nếu bạn thuộc hai bản mệnh trên có thể tham khảo đặt cây ở những vị trí như phòng khách, hành lang hay bàn làm việc để thu hút thêm vượng khí.
Cách chăm sóc cây huyết dụ kiếm chuẩn nhất
Cây huyết dụ kiếm là loài cây dễ trồng, dễ sống nhưng bạn cũng cần chú ý một số yếu tố sau để chăm sóc cây phát triển tốt nhất.
Đất trồng
Cũng giống như hầu hết các loài cây khác, huyết dụ kiếm sẽ phát triển tốt trong đất trồng tơi xốp, giàu mùn và giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy nên nếu bạn trồng cây trong chậu cần thay đất mới cho cây trung bình 2 năm 1 lần.
Nước tưới
Huyết dụ kiếm là loài cây không quá ưa nước, bạn chỉ cần tưới cây 1-2 lần/ 1 tuần. Tuy nhiên vào mùa hè bạn có thể tăng cường lượng nước cho cây tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt lưu ý không nên tưới thừa nước cho cây vì cây huyết dụ kiếm rất dễ bị úng rễ, dẫn đến thối rễ hoặc chết cây.
Ánh sáng
Cây huyết dụ kiếm là loài cây ưa sáng, vì vậy bạn cần trồng cây dưới ánh nắng mặt trời nhằm giúp cây phát huy tối đa khả năng tự quang hợp. Nếu cây thiếu ánh sáng, màu sắc của lá sẽ nhạt màu, dễ rụng và khiến cây chết dần chết mòn. Nhưng với điều kiện ánh nắng quá khắc nghiệt cây cũng sẽ xuất hiện các vết đốm do cháy lá. Vì vậy, bạn nên tìm vị trí trồng cây vừa đủ sáng.
Bạn có thể trồng làm cây cảnh ngoài trời, cây cảnh sân vườn, cây cảnh sân thượng, cây cảnh ban công,…
Nhiệt độ
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của cây chính là nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp để cây huyết dụ kiếm phát triển là khoảng từ 18 – 25 độ C.
Phân bón
Huyết dụ kiếm không cần bón quá nhiều phân vì nếu bị thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng lá vàng, cháy lá. Bạn chỉ nên bón phân cho cây vào mùa xuân và mùa hè bằng cách hoà phân bón với nước để tưới cho gốc cây. Với chu kỳ bón phân 4 tháng/ 1 lần cây sẽ được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về đặc điểm và ý nghĩa của cây huyết dụ kiếm. Huyết dụ kiếm là loài cây đẹp, có màu sắc nổi bật, lại có nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống. Vì vậy bạn còn chần chờ gì mà không rinh ngay một cây về tô điểm ngôi nhà của mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.