Cây kim tiền luôn được biết đến với nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như những giá trị phong thủy mà nó mang lại. Cây không chỉ có khả năng thanh lọc không khí, vừa giúp thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này.
Đặc điểm cây kim tiền
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây kim tiền
- Tên gọi khác: Cây kim phát tài
- Tên khoa học: Zamioculcas zamiifolia
- Họ cây: Họ Ráy
- Nguồn gốc: Từ Châu Phi
Đặc điểm bên ngoài
- Cây có khả năng chịu hạn rất tốt do có nguồn gốc từ khu vực có khí hậu khắc nghiệt.
- Thân cây: Loại loại cây rễ chùm, xanh tốt và sống lâu năm. Thân cây phình to mọng nước ở dưới gốc cây và thon nhỏ khi lên đến ngọn cây. Thân cây thường mọc thành từng bụi với chiều dài trung bình từ 15 đến 50cm. Cây rất dễ mọc cây con và có thể nhân giống chỉ từ lá hoặc thân cây.
- Lá cây: Có màu xanh thẫm và sáng bóng, thường mọc song song đối xứng nhau quanh trục thân cây. Lá có hình bầu dục và nhọn ở 2 đầu, phiến lá nhẵn nhụi và dày dặn.
Tác dụng của cây kim tiền
Cũng giống như hầu hết các loại cây khác, cây kim tiền cũng sở hữu nhiều tác dụng có lợi đối với cuộc sống con người:
- Lọc sạch không khí: Loài cây này có khả năng thanh lọc không khí và loại bỏ những chất độc tồn tại trong không khí, mang lại bầu không khí trong lành, thoải mái cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng hấp thụ các sóng bức xạ từ các thiết bị điện từ như điện thoại, máy tính,…. giúp bảo vệ sức khỏe của mọi người thân trong gia đình.
- Có giá trị phong thủy cao: Cây kim tiền được biết đến là loài cây phú quý, giàu sang, tài lộc. Trồng loài cây này trong nhà hoặc đặt trên bàn làm việc sẽ giúp chủ sở hữu rước thêm nhiều may mắn, hỗ trợ con đường phát tài và làm giàu.
Lá cây kim tiền có độc không?
Có. Trong lá của cây kim tiền cũng như những bộ phận khác có chứa một lượng nhỏ Canxi oxalat. Chất này có thể gây kích ứng ở những vùng da nhạy cảm như môi, niêm mạc lưỡi, màng nhầy cổ họng, vùng kết mạc mắt.
Đặc biệt, nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn nên để cây kim tiền để xa tầm với của chúng. Nếu trẻ đùa nghịch không may nuốt phải lá cây kim tiền hoặc bị dính phải nhựa cây lên da, niêm mạc sẽ rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ngứa và nóng rát trong miệng, nguy hiểm hơn có thể dễ đến sưng viêm và ngạt thở.
Ý nghĩa của cây kim tiền
Cây kim tiền luôn được biết đến là loài cây cảnh phong thủy tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, thịnh vượng cũng như may mắn, tài lộc và thành công trong sự nghiệp.
Từ trong cái tên của nó cũng đã thể hiện được điều này: Từ “Kim” có nghĩa là phát tài, còn từ “Tiền” lại đại diện cho giàu sang, phú quý.
Nếu ai sở hữu loài cây này sẽ được hỗ trợ rất tốt về đường phát tài phát lộc, xua đuổi những vận đen và rước thêm nhiều tài lộc, may mắn.
Chính vì ý nghĩa tuyệt vời này mà cây kim tiền thường được sử dụng làm quà tặng phong thủy. Một chậu cây kim tiền thắt nơ đỏ sẽ là món quà lý tưởng trong những dịp khai trương, mừng thọ,… với ý nghĩa may mắn, phúc lành.
Cây kim tiền hợp mệnh gì?
Cây kim tiền sở hữu đặc điểm đặc trưng cho mệnh Mộc. Do đó, cây sẽ hợp với những người thuộc mệnh Mộc, mệnh Hỏa (vì Mộc sinh Hỏa) và mệnh Thủy (vì Thủy sinh Mộc). Những người thuộc ba mệnh này trồng cây kim tiền sẽ giúp con đường kinh doanh và sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng, hỗ trợ đường tài lộc thuận lợi, dễ gặp nhiều quý nhân phù trợ.
Dù vậy, cây kim tiền không hề phạm kỵ gì đối với những mệnh còn lại. Tuy cây không thể phát huy hết thế mạnh phong thủy của mình, nhưng vẫn sẽ mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe đối với chủ nhân.
Cây kim tiền hợp tuổi gì?
Cây kim tiền hợp với những người có năm sinh thuộc mệnh Mộc, mệnh Hỏa và mệnh Thủy, cụ thể như sau:
- Năm sinh thuộc mệnh Mộc gồm có: 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011,…
- Năm sinh thuộc mệnh Hỏa gồm có: 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009,….
- Năm sinh thuộc mệnh Thủy gồm có: 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013,…
Vị trí đặt cây kim tiền hợp phong thủy
Dưới đây là 2 vị trí đặt cây kim tiền phù hợp nhất tùy theo mong muốn của bạn:
- Nếu muốn chiêu tài, bạn nên đặt cây kim tiền làm cây ngoài trời ở trước cửa nhà, trên bậc thêm, hành lang, sân vườn hoặc ban công.
- Nếu muốn gặp nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp, kinh doanh,… bạn có thể đặt loài cây này ở trong nhà ở các khu vực như phòng khách, bàn làm việc, văn phòng,…
Cách trồng và chăm sóc cây kim tiền
Để cây kim tiền có thể phát triển khỏe mạnh, bạn cần chú ý những điều sau:
Ánh sáng và nhiệt độ
Cây kim tiền là loài cây ưa nắng nhưng vẫn có thể sống trong môi trường thiếu sáng. Đặc biệt, bạn nên tránh trồng cây ở khu vực có ánh nắng trực tiếp quá gay gắt, dễ làm cây bị cháy nắng. Nếu trồng cây trong nhà thiếu sáng, hàng tuần, bạn nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm từ 15 đến 30 phút.
Về nhiệt độ, cây sẽ sinh trưởng tốt nhất ở khoảng 22 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn dễ khiến cây bị còi cọc, kém phát triển.
Nước tưới
Cây kim tiền không cần quá nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Do đó, bạn chỉ cần tưới cho cây mỗi ngày 1 lần. Khi tưới thì dùng bình phun sương tưới ở gốc cây cho đất đủ ẩm là được. Chú ý không tưới quá nhiều, dễ làm cây bị úng rễ và chết.
Đất trồng
Loài cây này ưa đất hơi chua hoặc đất chua giàu chất hữu cơ, đảm bảo độ tơi xốp và màu mỡ với khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn với mùn trấu, xỉ than đổ ong nghiền nhỏ (có thêm mua thêm đất vi sinh nếu có thể). Loại đất này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, giúp bạn tiết kiệm công sức chăm sóc.
Bón phân
Sau khoảng 2 đến 3 tháng, bạn có thể bón phân NPK cho cây 1 lần, khi bón thì pha loãng với nước để tăng khả năng hấp thụ cho cây. Sau khi bón phân xong thì đợi đến khi chậu khô hẳn với tưới nước trở lại.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp tất cả các thông tin cần biết về cây kim tiền. Hy vọng nhờ những thông tin này, bạn sẽ biết được có nên trồng loài cây này trong không gian của mình hay không.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.