Cây trúc Nhật đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp thanh thoát và tinh tế trong nghệ thuật trồng cây cảnh của đất nước mặt trời mọc. Với chiều cao khiêm tốn, thân mảnh mai uốn lượn và màu xanh ngọc đặc trưng, cây trúc Nhật mang nét đẹp tinh tế, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay!
Đặc điểm cây trúc Nhật
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây trúc Nhật
- Tên gọi khác: Cây trúc Nhật vàng, cây trúc phất dụ, cây trúc Nhật đốm, cây phất dụ trúc lang,…
- Tên khoa học: Dracaena surculosa Punctulata
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Cao chiều cao trung bình từ 30cm đến 1m, thường mọc thành bụi như lau sậy. Thân cây mảnh, dài, mềm mại, chia thành nhiều nhánh nhỏ, có lóng dài.
- Lá cây: Mọc đối hoặc vòng xung quanh cuống cây ngắn, lá mỏng như lá tre, thuôn nhọn hai đầu và mềm mại, mặt lá bóng, mép nguyên. Lá cây có màu xanh bóng với các đốm nhỏ màu trắng, nằm rải rác trên phiến lá. Lá thường dài khoảng từ 5 đến 7cm, rộng từ 3 đến 4cm.
- Hoa: Cây trúc Nhật có hoa, hoa của chúng mọc trên cuống chung dài và thẳng. Khi nở, mang hoa xếp tỏa tròn ở đỉnh, hoa nhỏ, dài, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt.
- Quả: Khi hoa rụng đi sẽ để lại quả nhỏ có hình tròn, khi còn non sẽ có màu xanh, sau đó chuyển đỏ hoặc vàng khi chín.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây thích môi trường có độ ẩm tương đối, có khả năng chịu nắng, tốc độ phát triển trung bình và rất dễ sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Chính vì vậy, cây thích hợp trồng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh văn phòng hay những nơi có bóng râm hoặc cạnh cửa sổ.
Cây trúc Nhật có tác dụng gì?
Cây trúc Nhật được trồng nhiều ở văn phòng công ty, trước sảnh công ty hoặc dọc hành lang, giúp không gian trở nên tươi mát và dễ chịu hơn. Ngoài ra, loài cây này còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cuộc sống của chúng ta như sau:
- Làm đẹp không gian: Cây có kích thước nhỏ, thích hợp để trang trí trên bàn làm việc, kệ sách, cạnh tivi, tạo giảm giác mát mắt, giúp căn phòng trở nên sinh động hơn.
- Phù hợp với nội thất: Loài cây này có thể phù hợp với nhiều không gian kiến trúc với các thiết kế khác nhau nhờ vẻ ngoài sang trọng, mảnh mai.
- Điều hòa không khí: Cây có khả năng quang hợp mạnh mẽ, giúp độ ẩm xung quanh cân bằng, dịu mát và dễ chịu hơn. Đây còn là loài cây thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc tồn tại trong không gian.
- Giá trị phong thủy tốt đẹp: Cây mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ, cầu chúc gia đình bình an, hạnh phúc, ấm no.
Ý nghĩa cây trúc Nhật
Cây trúc Nhật là cây cảnh phong thủy có khả năng chịu khô và nắng nóng rất tốt, dù ở hoàn cảnh nào, cây cũng có thể xanh mướt quanh năm. Chính vì vậy, loài cây này được xem là biểu tượng của sức sống kiên cường, bất khuất, mãnh liệt, có thể sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.
Tuy vậy, dáng cây cao, thẳng, nhưng lại không kém phần mảnh mai, mềm mại lại được ví như sự thanh nhã, linh hoạt, ngay thẳng tượng trưng cho bản lĩnh của bậc quân tử.
Bên cạnh đó, tên gọi của cây còn ngụ ý chỉ đất rộng trời cao, trong tên gọi còn có chữ “trúc” gần âm với chữ “chúc” mang ý nghĩa lời chúc phúc tốt đẹp, phước lành, giúp đem lại may mắn cho cả gia đình (theo phong thủy Trung Quốc). Nhờ vậy, cây có thể xua đuổi tà ma, quỷ quái làm hại đến các thành viên trong gia đình, giúp gia chủ luôn được bảo vệ, phúc lành luôn vây quanh, tài vận hanh thông, cuộc sống viên mãn.
Cây trúc Nhật hợp mệnh gì?
Cây trúc Nhật hợp với người mệnh Mộc nhất. Người thuộc mệnh này trồng cây trúc Nhật sẽ mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc, sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng, làm ăn thuận lợi, gặp được nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Đặc biệt, nếu người mệnh Mộc đặt cây ở các vị trí hợp phong thủy theo hướng Nam, Đông và Đông Nam sẽ càng thu hút thêm nhiều may mắn, tài lộc đến với bản thân và gia đình.
Cây trúc Nhật hợp tuổi nào?
Những người có tuổi thuộc năm Mộc sẽ thích hợp trồng cây trúc Nhật vàng nhất, cụ thể như sau:
- Nhâm Ngọ – Năm 1942
- Quý Mùi – Năm 1943
- Canh Dần – Năm 1950
- Tân Mão – Năm 1951
- Mậu Tuất – Năm 1958
- Kỷ Hợi – Năm 1959
- Nhâm Tý – Năm 1972
- Quý Sửu – Năm 1973
- Canh Thân – Năm 1980
- Tân Dậu – Năm 1981
- Mậu Thìn – Năm 1988
- Kỷ Tỵ – Năm 1989
Cách trồng cây trúc Nhật
Để trồng cây trúc Nhật, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau:
Trồng cây trúc Nhật bằng cách tách bụi
- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt gồm có: Đất sạch, vỏ trấu, xơ dừa, phân vi sinh sông gianh với tỷ lệ 2:1:1:1.
- Bước 2: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, vàng lá, trên cây có nhiều cành nhánh. Bạn hãy chọn lấy một bụi cây từ đó rồi đào tách cây con ra khỏi cây mẹ. Sau đó, đem trồng vào đất đã chuẩn bị sẵn hoặc trồng vào nước dạng thủy canh.
- Bước 3: Nếu trồng vào đất, bạn hãy đặt chúng vào giữa chậu đất rồi lấp đất lại, sau đó nén chặt và tưới nước vừa đủ.
Trồng cây trúc Nhật bằng cách giâm cành
- Bước 1: Chọn cành già, không quá non, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cánh bánh tẻ.
- Bước 2: Cắt vị trí cành có khoảng 2 cặp lá, sau đó ngắt bỏ các lá thừa ở gần sát gốc cắt.
- Bước 3: Chuẩn bị hỗn hợp gồm ít trấu, tro trấu, xơ dừa với tỷ lệ 1:1:1, rồi cho vào bầu hoặc khay bầu.
- Bước 4: Nhúng cành đã cắt vào dung dịch kích rễ N3M trong khoảng 2 – 3 phút. Tiếp đó, đem cành giâm vào hỗn hợp ở trên rồi đặt ở nơi thoáng mát, rồi tưới nước giữ ẩm.
Sau khoảng 45 ngày, cây sẽ bắt đầu mọc rễ và cứng cáp hơn. Lúc này, bạn có thể bứng cây ra khỏi bầu rồi đem trồng vào chậu riêng.
Cách chăm sóc cây trúc Nhật vàng
Muốn cây trúc Nhật vàng có thể sinh trưởng khỏe mạnh trong không gian của bạn, hãy chú ý những điều sau:
Ánh sáng và nhiệt độ
Đây là loài cây ưa sáng nhưng chúng có thể chịu bóng trong khoảng thời gian ngắn, thích hợp làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh phòng khách, cây cảnh văn phòng, cây cảnh để bàn,…. Nếu trồng cây trong nhà hoàn toàn, thỉnh thoảng 2 – 3 lần/tuần, bạn nên cho cây hứng nắng vài giờ vào buổi sáng, giúp cây quang hợp và phát triển tốt hơn, tránh phơi vào trưa nắng 35 – 40 độ C, dễ làm chết cây.
Ngoài ra, nhiệt độ lý tưởng nhất để trồng cây trúc Nhật là khoảng từ 23 đến 28 độ C.
Tưới nước
Loài cây này không yêu cầu quá nhiều nước tưới, tuy nhiên, bạn vẫn tưới nước đều đặn, giúp cây phát triển toàn diện. Thời điểm tưới nước thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Nếu trồng cây trúc Nhật vàng trong nhà, bạn nên tưới cây khoảng 2 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 200 – 300ml nước. Nếu trồng ngoài trời làm cây ban công, bạn nên tưới cây từ 3 – 4 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới khoảng 500 – 700 ml nước.
Đất trồng
Để trồng cây trúc Nhật, bạn cần chuẩn bị đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
Bón phân
Cây cần được bón phân định kỳ để có thể phát triển cành lá xanh tốt, thân mượt mà, khỏe mạnh. Bạn có thể chọn bón phân hữu cơ, phân bón lá với chu kỳ từ 2 – 3 tháng.
Phòng ngừa sâu bệnh
Dù ít gặp sâu bệnh hại, nhưng cây trúc Nhật vàng vẫn có thể bị bệnh thán thư, muội đen tấn công do môi trường có độ ẩm quá cao, đất luôn ẩm ướt. Dấu hiệu thường thấy ở trên cây thường là lá cây có vết đốm loang lổ.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đem cây đặt ở nơi thông thoáng rồi giảm nước tưới lại. Tiếp đó, hãy loại bỏ phần lá bị thối, bệnh, sau đó bổ sung Vivadamy, Kusumin, Vicarben, B1, dưỡng lá 16-16-8, Dynamic lifter,… rồi phun lên lá. Dưới đất trồng, bạn có thể bón thêm phân chuồng, giúp cây khôi phục vẻ đẹp ban đầu nhanh chóng.
Lưu ý khác khi chăm sóc
Bạn cần xử lý kịp thời khi thấy cây bị héo xanh, lá rụng hoặc bị vàng úa. Hãy nhanh chóng đem cây vào vị trí có ánh sáng và thông thoáng, sau đó tưới nước đủ ẩm cho đất và bón thêm một ít phân, giúp cây mau hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, khi mới trồng cây, bạn cần hạn chế đụng chạm vào phần rễ cây. Bạn có thể cắm thêm cây khác vào để cố định cây, giúp cây đứng vững vàng mà không bị ngã đổ.
Câu hỏi thường gặp
Cây trúc Nhật có độc không?
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cây trúc Nhật KHÔNG CÓ ĐỘC. Tuy nhiên, trong cây vẫn có thể chứa một số chất gây kích ứng đối với người quá nhạy cảm, gây ngứa ngáy, buồn nôn khi không may ăn phải. Do đó, nếu trong nhà có trẻ em hoặc thú cưng, hãy để cây xa tầm tay của chúng.
Có nên trồng cây trúc Nhật trước nhà không?
CÓ. Cây trúc Nhật trồng ở lối cửa chính sẽ đem đến may mắn, tài lộc cho gia đình, tiếp thêm nhiều sinh khí và vượng khí cho gia chủ, xua đuổi ma quỷ và tà khí làm hại đến các thành viên trong nhà.
Cây trúc Nhật giá bao nhiêu?
Giá cây trúc Nhật hiện nay dao động từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng tùy vào kích thước, nơi bán cây.
Kết luận
Cây trúc Nhật không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cuộc sống của chúng ta. Đó là lý do tại sao nó được nhiều người yêu thích trang trí trong nhà và sân vườn để tạo không gian yên bình, gần gũi với thiên nhiên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.