Trong thế giới của các loài cây, có một loài đặc biệt mang vẻ đẹp rực rỡ và sở hữu cái tên cực kỳ hoành trắng là cây cung điện vàng. Vậy Cây cung điện vàng hợp mệnh gì, tuổi nào nên trồng? Hãy cùng Vựa cây xanh đi tìm câu trả lời thông qua bài viết bên dưới nhé.
Đặc điểm cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng là một loài cây nội thất được rất nhiều người ưa chuộng, chúng có đặc điểm như sau:
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây cung điện vàng
- Tên gọi khác: Cây huy hoàng, cây cung điện hoàng hậu, hoàng mai mini
- Tên khoa học: Aglaonema White Rain
- Họ cây: Thuộc họ Ráy (Araceae)
- Nguồn gốc: Từ vùng Tây Nam Á và Đông Nam Á
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Thuộc loại cây thân thảo, có màu trắng hồng, sống lâu năm, cao từ 20 đến 150cm. Cây thường mọc thành bụi hoặc khóm nhỏ, không có cành.
- Lá cây: Có hình bầu dục to, thuôn dài, nhọn ở đầu, lá dày và mọng nước. Màu xanh đậm, trên đó điểm những chấm nhỏ li ti màu vàng nhạt, gân lá màu đỏ hồng ấn tượng.
- Hoa: Có màu trắng hoặc xanh, thường mọc khá ít và nằm ẩn phía sau tán lá của cây. Cứ khoảng 3 đến 4 tháng, cây sẽ ra hoa 1 lần.
Công dụng của cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng có kích thước vừa phải và thường không thay đổi nhiều trong quá trình chăm sóc. Do vậy, chúng rất thích hợp để bố trí trong các không gian trong nhà, phòng khách, sảnh đón,…. Loài cây này được trồng khá phổ biến nhờ những lợi ích hiếm có của chúng.
- Trang trí nội thất: Cây thường được sử dụng nhiều trong các kiến trúc nội thất phong thủy, chủ yếu dùng để trang trí không gian văn phòng.
- Tăng năng suất làm việc: Nếu đặt cây trên bàn làm việc, vẻ đẹp độc đáo của chúng sẽ giúp người yêu thiên nhiên có thêm nguồn cảm hứng sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng bay cao bay xa.
- Thanh lọc không khí: Loài cây này có khả năng tạo nên không gian tươi mát, hỗ trợ hấp thụ các chất khí độc và các tia bức xạ làm hại đến con người.
- Giá trị phong thủy: Cây cung điện vàng còn được xem là loài cây phong thủy, giúp chủ nhân gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
- Làm quà tặng: Với vẻ ngoài ấn tượng nhưng không kém phần xinh đẹp, cây cung điện vàng còn được nhiều người sử dụng làm quà tặng, thể hiện tình cảm và sự quý trọng đến với người nhận.
Ý nghĩa cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng sở hữu chiếc lá với họa tiết độc đáo, nhìn như pháo hoa chúc chừng hỉ sự sắp đến với gia chủ. Chính vì vậy, loài cây này được xem là biểu tượng của sự may mắn, tin vui, tài lộc, giàu sang, thịnh vượng.
Nếu được đặt ở vị trí hợp phong thủy, làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh phòng khách, cây cảnh văn phòng, cây để bàn,… sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, tiền vào như nước, thu hút quý nhân phù trợ, đồng thời xua đuổi vận đen và những điều xui xẻo.
Cây cung điện vàng hợp mệnh gì?
Cây cung điện vàng hợp với người mệnh Kim và mệnh Thủy nhất.
Cây cung điện vàng có màu vàng nổi bật trên phần lá – thuộc mệnh Kim theo phong thủy. Trong khi đó, mệnh Kim lại tương sinh với mệnh Thủy, như vậy, cây cũng hợp với những người thuộc mệnh Thủy.
Người thuộc 2 mệnh này trồng cây cung điện vàng sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, vận may, giúp sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng, ít bị cản trở, việc làm ăn cũng thuận lợi, suôn sẻ hơn, gia đình hạnh phúc và êm ấm.
Cây cung điện vàng hợp với tuổi nào?
Về tuổi hợp trồng cây, người có năm sinh thuộc mệnh Kim và mệnh Thủy là thích hợp nhất, cụ thể như sau:
Người có năm sinh thuộc Kim hợp với cây cung điện vàng bao gồm:
- Năm Nhâm Thân – 1932, 1992
- Năm Ất Mùi – 1955, 2015
- Năm Giáp Tý – 1984, 1924
- Năm Quý Dậu – 1933, 1993
- Năm Nhâm Dần – 1962, 2022
- Năm Ất Sửu – 1985, 1925
- Năm Canh Thìn – 1940, 2000
- Năm Quý Mão – 1963, 2023
- Năm Tân Tỵ – 1941, 2001
- Năm Canh Tuất – 1970, 2030
- Năm Giáp Ngọ – 1954, 2014
- Năm Tân Hợi – 1971, 2031
Người có năm sinh thuộc Thủy hợp với cây cung điện vàng bao gồm:
- Năm Bính Tý – 1936, 1996
- Năm Quý Tỵ – 1953, 2013
- Năm Nhâm Tuất – 1982, 1922
- Năm Đinh Sửu – 1937, 1997
- Năm Bính Ngọ – 1966, 2026
- Năm Quý Hợi – 1983, 1923
- Năm Giáp Thân – 1944, 2004
- Năm Đinh Mùi – 1967, 2027
- Năm Ất Dậu – 1945, 2005
- Năm Giáp Dần – 1974, 2034
- Năm Nhâm Thìn – 1952, 2012
- Năm Ất Mão – 1975, 2035
Cách nhân giống cây cung điện vàng
Bạn có thể nhân giống cây cung điện vàng bằng phương pháp giâm cành hoặc tách bụi. Trong đó, phương pháp tách bụi được nhiều người dùng phổ biến nhất, cách thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, sống lâu năm, có nhiều cành nhánh phát triển.
- Bước 2: Tách cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh từ cây mẹ, sau đó trồng vào đất
Chú ý: Trồng cây vào những ngày mát, không quá nóng, giúp cây mau hồi phục sức khỏe hơn.
Cách chăm sóc cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng rất dễ sinh trưởng và phát triển trong nhiều môi trường, không gian khác nhau trong nhà. Để giúp chúng luôn xanh tốt quanh năm, bạn cần nắm rõ những điều sau:
Ánh sáng
Cây cung điện vàng ưa bóng râm mát, thích hợp trồng ở trong nhà, văn phòng hoặc nơi có ánh sáng dịu nhẹ. Loài cây này có tốc độ lớn chậm nên không mất quá nhiều không gian. Bạn chỉ cần chọn nơi thoáng khí giúp cây quang hợp tốt là được.
Nhiệt độ
Cây cung điện vàng ưa mát, không thích nhiệt độ cao hay ánh nắng gay gắt. Nếu môi trường sống quá nóng bức, cây dễ bị “căng thẳng” dẫn đến héo úa.
Tưới nước
Đây là loài cây ưa ẩm, do đó, nếu trồng ở ngoài trời, bạn nên tưới cây mỗi ngày. Khi trồng trong nhà, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ chậm đi, bạn chỉ cần tưới từ 2 – 3 lần/tuần.
Đất trồng
Cây thích hợp trồng ở đất mùn, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, khi trồng, bạn nên kết hợp với chậu cây có lỗ thoát nước dưới đáy, tránh làm cây bị ngập úng thối rễ.
Bón phân
Cây có bộ rễ chùm xum xuê nên có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng trong đất. Nếu có thể, bạn nên bón phân trùn quế để tăng vi lượng cho sinh vật dưới đất, hỗ trợ cho cây phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.
Kết luận
Cây cung điện vàng kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy may mắn tốt lành. Nếu bạn yêu thích loài cây này, hãy trồng chúng trong không gian của mình ngay nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.