Cây nha đam được biết đến là một loài cây có nhiều tác dụng trong y học và làm đẹp. Cây được ưa chuộng và trồng phổ biến khắp mọi nơi cũng chính vì lý do này. Vậy cây nha đam có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây như thế nào? Cùng Vựa cây xanh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cây nha đam
Cây nha đam còn được gọi là lô hội, là một loại thực vật phổ biến với nhiều đặc điểm nổi bật và ứng dụng phong phú. Dưới đây là những đặc điểm chính của cây nha đam.
Đặc điểm bên ngoài
- Kích thước: Cây nha đam trưởng thành có thể cao từ 60cm đến 1m tuỳ thuộc vào giống cây và điều kiện chăm sóc.
- Thân cây: Thân nha đam ngắn, thường ẩn dưới các lớp lá. Khi cây lớn, thân có thể cao lên, lộ rõ hơn.
- Lá cây: Lá của cây nha đam dài, dày và mọng nước. Hình dạng lá thường là dạng mũi mác, thon và có đầu nhọn, Lá có màu từ xanh nhạt đến xanh đậm, đôi khi có các đốm trắng nhỏ trên bề mặt. Lá nha đam thường mọc thành từng cụm từ gốc, xếp chồng lên nhau thành dạng hoa thị.
- Hoa: Hoa nha đam mọc thành chùm dài, thường cao hơn lá. Hoa có màu vàng cam hoặc đỏ tuỳ thuộc vào giống cây. Hoa có dạng hình ống hoặc hình chuông, thường nở vào mùa xuân hoặc mùa hè.
Đặc điểm sinh trưởng
- Điều kiện sống: Cây nha đam thích hợp với khí hậu khô, ấm áp và có thể chịu hạn tốt. Cây phát triển tốt trong đất cát hoặc đất pha sỏi.
- Ánh sáng: Cây cần nhiều ánh sáng mặt trời nhưng cũng có thể sống trong bóng râm một phần.
- Nước tưới: Cây nha đam không cần quá nhiều nước.
Tác dụng cây nha đam
Cây nha đam có nhiều tác dụng hữu ích trong y học cũng như trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là những tác dụng chính của cây nha đam.
Tác dụng trong y học
- Chữa lành vết thương và vết bỏng: Gel nha đam có tính kháng viêm và kháng khuẩn giúp làm dịu và chữa lành vết thương, vết bỏng nhẹ, cháy nắng. Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị tổn thương giúp làm giảm đau và ngứa.
- Điều trị các vấn đề về da: Gel nha đam giúp làm dịu da bị kích ứng, giảm viêm và sưng tấy.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Nha đam có thể giúp cải thiện tiêu hoá, giảm táo bón và điều trị hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, gel nha đam có chứa các enzyme giúp phân giải đường và chất béo, hỗ trợ quá trình tiêu hoá.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Nha đam chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, E và beta – carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn độc hại.
Tác dụng trong làm đẹp
- Dưỡng ẩm cho da: Gel nha đam là một chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp giữ ẩm và làm mềm da. Nha đam thích hợp với hầu hết mọi loại da đặc biệt là da khô và nhạy cảm.
- Chống lão hoá: Các chất chống oxy hóa trong gel nha đam giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hoá da, giảm nếp nhăn và vết chân chim.
- Điều trị mụn: Nha đam có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm sạch và ngăn ngừa mụn. Ngoài ra, gel nha đam cũng giúp làm mờ vết thâm do mụn để lại.
- Chăm sóc tóc: Nha đam có thể được sử dụng để làm dầu gội đầu hoặc mặt nạ dưỡng tóc, giúp làm sạch da đầu, giảm gàu và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
Tác dụng trong đời sống hàng ngày
- Thực phẩm và đồ uống: Cây nha đam có thể được sử dụng để làm nước ép, thạch hoặc các món tráng miệng khác, giúp thanh nhiệt cơ thể.
- Trang trí cảnh quan: Cây nha đam được trồng làm cây cảnh trong nhà và ngoài vườn, giúp làm đẹp không gian sống. Cây còn có khả năng lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Cách trồng cây nha đam
Trồng cây nha đam khá dễ dàng và không đòi hỏi kinh nghiệm. Dưới đây là các bước chi tiết để trồng cây nha đam.
Chuẩn bị
- Chọn giống: Chọn giống cây khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh hay héo úa. Bạn có thể mua cây con tại các cửa hàng cây cảnh hoặc sử dụng lá nha đam từ cây trưởng thành để nhân giống.
- Chọn chậu: Chọn chậu có lỗ thoát nước tốt để tránh ngập úng.
- Chọn đất: Sử dụng đất pha cát hoặc đất xốp. Có thể pha trộn đất cát với phân hữu cơ để tạo môi trường đất lý tưởng cho cây.
Trồng cây
- Trồng từ cây con: Đặt cây con vào chậu -> Giữ cho rễ được bao phủ hoàn toàn bởi đất -> Nén nhẹ đất xung quanh gốc cây để cố định.
- Trồng từ lá: Chọn lá nha đam trưởng thành -> Để lá khô trong vòng 1 – 2 ngày -> Đặt lá vào chậu, cắm một phần nhỏ vảo đất -> Nén nhẹ đất xung quanh để lá đứng vững.
Cách chăm sóc cây nha đam
Chăm sóc cây nha đam khá đơn giản nhưng cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây để cây phát triển tốt.
Ánh sáng
Nha đam thích ánh sáng mặt trời, vì vậy nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhiều, chẳng hạn như trồng ngoài trời, ban công, sân thượng. Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời gian dài vì có thể làm cháy lá.
Bạn cũng có thể trồng làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh để bàn, cây cảnh văn phòng, cây cảnh phòng khách, cây cảnh phong thủy,…. Nhưng thỉnh thoảng, bạn vẫn nên đem cây ra ngoài để phơi nắng.
Nước tưới
Bạn hãy tưới nước cho cây khi đất khô hoàn toàn, trung bình khoảng 1 – 2 tuần/ lần. Tránh tưới quá nhiều nước, dễ gây thối rễ. Khi tưới, nên tưới đều và đảm bảo nước thoát ra hết khỏi chậu..
Phân bón
Bạn cần sử dụng phân bón chuyên dụng dành cho cây mọng nước, bón 4 – 6 tuần/ 1 lần trong mùa sinh trưởng.
Sâu bệnh
Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Các dấu hiệu bệnh thường gặp là lá vàng, thối rễ hoặc xuất hiện các đốm trắng. Nếu phát hiện bệnh, có thể sử dụng thuốc trừ sâu hoặc cắt bỏ phần bị bệnh để tránh lây lan.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về cây nha đam. Nha đam là loài cây có đa tác dụng từ chữa bệnh, làm đẹp cho đến trang trí nhà cửa. Bạn còn chần chờ gì mà không trồng ngay một cây để cải thiện không gian sống của mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.