Cây hồng môn được xem là loài cây cảnh phong thủy mang lại may mắn, tài lộc, hỗ trợ gia chủ làm ăn phát đạt, nên rất được yêu thích. Hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa cũng như cách chăm sóc loài cây này nhé.
Đặc điểm cây hồng môn
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây hồng môn
- Tên gọi khác: Cây buồm đỏ, cây môn hồng, cây vĩ hoa tròn, cây hồng môn đỏ
- Tên khoa học: Anthurium Andraeanum
- Họ cây: Họ Ráy – Araceae
- Nguồn gốc: Từ Colombia và Ecuador
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Là loài cây thân thảo, thường mọc thành bụi, kích thước nhỏ, cao trung bình từ 40 đến 60cm.
- Lá cây: Lá non có màu xanh nhạt và đậm dần lên khi trưởng thành. Lá có hình trái tim, dài từ 18 đến 30cm, cuống lá hình ống trụ dài từ 30 đến 40cm.
- Hoa của cây: Cây hồng môn ra hoa quanh năm, thường mọc thành cụm dạng mo, nằm trên cuống hoa dài và cong. Mo hoa có màu đỏ tươi, hình trái tim, trên mo nổi lên nhiều gân rõ nét.
Phân loại cây hồng môn
Dựa vào kích thước, chúng ta có thể chia cây hồng môn thành 3 loại:
- Đại hồng môn
- Trung hồng môn
- Tiểu hồng môn
Cây đại hồng môn có kích thước lá to hơn hai loại còn lại, gân lá hình chân vịt màu xanh nhạt. Lá có hình bầu dục, đầu lá thuôn dài, hoa hình mo cau nằm trên cuống dài.
Cây đại hồng môn thích hợp trồng ở sảnh khách sạn, tòa nhà văn phòng, hành lang. Trong khi đó, trung hồng môn và tiểu hồng môn phù hợp với không gian trên bàn.
Ngoài ra, dựa vào màu sắc, cây còn được chia thành hồng môn đỏ, hồng môn phấn và hồng môn trắng.
Cây hồng môn có độc không?
Hầu hết các bộ phận trên cây hồng môn đều có độc, tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì lượng độc này không đủ gây mất mạng. Cây chỉ làm bạn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát môi, cuống họng nếu không may nuốt phải.
Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hoặc thú cưng thì nên hết sức chú ý, để xa tầm tay của chúng nhé.
Công dụng cây hồng môn
Cây hồng môn sở hữu nhiều lợi ích đối với cuộc sống của chúng ta như sau:
- Thanh lọc không khí: Loài cây này có thể mang đến không gian xanh mát nhờ khả năng hấp thụ các khí độc tồn tại trong không khí như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac.
- Làm quà tặng phong thủy: Loài cây này có lá hình trái tim cùng màu sắc hoa rực rỡ, thích hợp làm quà tặng tình yêu giữa các cặp đôi.
- Làm đẹp cho không gian: Cây thường được trồng làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh phòng khách, cây cảnh văn phòng, cây cảnh để bàn,… tô điểm sắc màu tươi tắn cho không gian của bạn.
Ý nghĩa cây hồng môn
Trong tên gọi “hồng môn”, chữ “hồng” mang nghĩa là “may mắn” và “môn” tức là “gia môn phú quý” (theo tiếng Trung). Do đó, loài cây này thể hiện sự may mắn, tài lộc, giàu sang của gia đình.
Cây hồng môn còn mang ý nghĩa là tình yêu chân thành và mãnh liệt. Bạn hoàn toàn có thể tặng một chậu này cho nửa kia của mình để bày tỏ tình cảm của bản thân.
Ngoài khi, khi đặt một chậu cây hồng môn trên bàn làm việc sẽ giúp thu hút khách hàng và tiền bạc đến với người làm kinh doanh. Đây có thể được xem như là một “con mèo thần tài” luôn vẫy gọi vận may, giàu sang đến với gia chủ.
Cây hồng môn hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây hồng môn hợp mệnh Hỏa nhất. Người mệnh Hỏa thường khá nóng nảy và thiếu kiên nhẫn, dễ cản trở họ đến với mục tiêu phía trước. Nhưng khi trồng cây hồng môn, cây sẽ giúp khắc phục những yếu điểm trong bản mệnh. Cây sẽ giúp người thuộc mệnh này gặp được nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc, tiếp thêm nguồn động lực dồi dào cho sự nghiệp phát triển, được công danh rộng mở, tài sản tăng lên nhanh chóng.
Theo đó, những người có năm sinh thuộc mệnh Hỏa sẽ rất hợp trồng cây hồng môn, cụ thể:
- Năm Giáp Tuất: 1934, 1994
- Năm Đinh Dậu: 1957, 2017
- Năm Bính Dần: 1986, 1926
- Năm Ất Hợi: 1935, 1995
- Năm Giáp Thìn: 1964, 2024
- Năm Đinh Mão: 1987, 1927
- Năm Mậu Tý: 1948, 2008
- Năm Ất Tỵ: 1965, 2025
- Năm Kỷ Sửu: 1949, 2009
- Năm Mậu Ngọ: 1978, 2038
- Năm Bính Thân: 1956, 2016
- Năm Kỷ Mùi: 1979, 2039
Cách trồng cây hồng môn
Đất trồng: Chọn loại đất trồng giàu dinh dưỡng như đất phù sa, có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp. Bạn có thể trộn phân chuồng, xơ dừa,… vào đất để làm giàu thêm dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, bạn có thể rải thêm một ít đá sỏi lên trên bề mặt đất trồng, giúp tăng thẩm mỹ cho chậu cây.
Giống cây: Chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh phá hoại hay ngập úng.
Các bước trồng cây hồng môn trong đất:
- Bước 1: Chuẩn bị chậu cây có lỗ thoát nước với kích thước vừa phải, rồi cho đất vào khoảng ⅓ chậu.
- Bước 2: Đặt cây hồng môn giống vào chậu rồi thêm đất vào. Sau đó, bạn cần tưới thêm nước để đất nén chặt vào cây, rồi đặt cây ở nơi có nhiều bóng mát.
Các bước trồng cây hồng môn thủy sinh:
- Bước 1: Chuẩn bị bình thủy tinh trong suốt, giúp bạn có thể dễ dàng quan sát được bộ rễ cây và phát hiện sâu bệnh kịp thời.
- Bước 2: Đổ nước vào bình rồi cho cây giống vào. Chú ý cố định phần rễ cây luôn ngập trong nước và thay nước trong bình mỗi tuần, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Cách chăm sóc cây hồng môn
Cây hồng môn là loài cây cảnh phong thủy khá dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần chú ý những điều sau là đã có thể giúp cây luôn khỏe mạnh và xanh tốt.
Tưới nước
Vào mùa lạnh, bạn chỉ cần tưới 1 tuần 1 lần, vào mùa khô thì nên tưới 2 lần 1 tuần. Mỗi lần tưới với lượng vừa đủ, không tưới dư nước dễ khiến cây bị ngập úng.
Ánh sáng
Cây hồng môn có thể sống tốt cả ở ngoài trời lẫn trong nhà. Nếu trồng ngoài trời, bạn chỉ nên đặt cây ở nơi có ánh nắng nhẹ, không đặt dưới ánh nắng gay gắt, dễ làm chết cây. Nếu trồng trong môi trường ánh sáng nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang, thỉnh thoảng bạn có thể đem chúng ra ngoài trời để giúp chúng quang hợp tốt hơn.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để cây hồng môn sinh trưởng khỏe mạnh là từ 15 đến 30 độ C. Chú ý không đặt cây ở nơi có nhiệt độ quá cao, dễ khiến cây bị cháy lá. Tốt nhất, bạn nên đặt cây ở phòng máy lạnh, sẽ giúp cây phát triển xanh tốt.
Phòng ngừa sâu bệnh
Đôi khi, cây hồng môn sẽ gặp trường hợp bị thối rễ hoặc thối thân,…. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn chỉ cần cắt bỏ phần bị hư, lá già, nhổ cỏ quanh gốc cây rồi đặt chúng ở nơi có ánh nắng nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Ngoài ra, bạn cũng cần bón phân NPK cho cây cứ 6 tháng 1 lần, giúp hoa của cây nở đẹp và rực rỡ quanh năm.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được đặc điểm cùng những thông tin liên quan về cây hồng môn. Hy vọng nhờ đó, bạn sẽ biết được cây hồng môn sở hữu những ưu điểm và khuyết điểm gì, từ đó có thể quyết định có nên trồng loài cây này ở trong nhà hay không.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.