Sở hữu màu hoa trắng thanh thuần cùng hương thơm quyến rũ, cây hoa nhài thường được nhiều người trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn hoặc không gian trong nhà. Nếu bạn yêu thích hoa nhài, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này.
Đặc điểm cây hoa nhài
Thông tin cơ bản
- Tên thường gọi: Cây hoa nhài
- Tên gọi khác: Hoa lài, hoa mạt lợi, hoa mạt ly,…
- Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Ait.
- Tên tiếng Anh: Arabian Jasmine
- Họ cây: Oleaceae (Nhài).
- Nguồn gốc: Từ các nước Đông Nam Á, sau hàng trăm năm thì được du nhập về Việt Nam. Loài hoa này được xem là quốc hoa tại một số quốc gia như Pakistan, Indonesia, Philippines.
Đặc điểm bên ngoài
- Thân cây: Thuộc cây thân thảo thường sống thành từng bụi lớn, sống lâu năm, có thể cao đến 2m. Thân cây thường mọc nhiều cành nhánh xum xuê, tô điểm không gian thêm phần sức sống.
- Lá cây: Có màu xanh bóng mượt, hình bầu dục, dài khoảng 3 – 7cm và rộng từ 20 – 35mm. Cây hoa nhài thường rất ít khi rụng lá.
- Hoa: Có màu trắng sữa và tỏa hương thơm ngào ngạt, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái. Mỗi cành thường sẽ có từ 2 đến 3 bông hoa. Hoa của cây có thể xuất hiện quanh năm nếu được chăm sóc đúng cách. Thông thường từ tháng 4 đến tháng 9, cây sẽ nở hoa to và đẹp nhất.
- Quả: Khi hoa tàn sẽ kết thành quả có màu đen, có đường kính khoảng 6mm. Quả có 2 ngăn, xung quanh có đài phủ lên.
Phân loại cây hoa nhài
Dựa trên đặc điểm của từng loài mà cây hoa nhài có thể được chia thành:
- Hoa nhài đơn (hay còn gọi là hoa lài ta): Có dạng hoa đơn, mỗi hoa có từ 5 đến 7 cánh, kích thước nhỏ nhưng hương thơm lại rất dịu nhẹ.
- Hoa nhài kép (hay còn gọi là hoa lài tây): Có cánh hoa to và xếp chồng lên nhau. Loại hoa này có hương thơm nồng hơn nhưng không quá gay gắt, sẽ thiên về nét quyến rũ.
- Hoa lài nhật: Đây là loài hoa nhài đặc biệt nhất với hoa màu tím, kích thước hoa nhỏ hơn hai loại trên và cũng rất hiếm, ít phổ biến.
Hoa nhài có tác dụng gì?
Trong đời sống hiện nay, cây hoa nhài không chỉ đóng vai trò là một cây hoa cảnh trang trí cho không gian mà còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác như:
Bảo vệ sức khỏe
Trong y học, cây hoa nhài được xem là có tính mát, vị cay và ngọt, có khả năng giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Chính vì vậy, hoa có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh như đau bụng, phát sốt, sởi,… cực kỳ hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, hoa nhài còn có chứa nhiều hợp chất như flavonoid và khoáng chất có lợi cho con người. Chúng có khả năng chống oxy hóa, điều hòa đường huyết và chống viêm. Ngoài ra, hoa còn có khả năng an thần nên cũng được sử dụng nhiều trong việc gây mê.
Tác dụng làm đẹp
Vì có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, polyphenol,… có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn, hoa nhài cũng rất được ưa chuộng trong các sản phẩm làm đẹp. Thêm vào đó, hoa nhài còn được sử dụng để loại trừ tàn nhan, mụ nám nhờ khả năng chống viêm và kháng khuẩn.
Làm đồ uống, món ăn
Với hương thơm dịu dàng, tính mát và vị ngọt, hoa nhài còn được sử dụng để làm trà hoa nhài thơm ngon, giúp thanh nhiệt, giải độc cùng nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe.
Hoa nhài có ý nghĩa gì?
Tùy từng phong tục của các nước mà cây hoa nhài cũng có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Tại Thái Lan, hoa nhài tượng trưng cho người mẹ dịu hiền, luôn sẵn sàng yêu thương và bao bọc những đứa con của mình. Trong khi đó thì tại Mỹ, hoa nhài lại thể hiện tình yêu, sắc đẹp và lãng mạn.
Về mặt phong thủy, cây hoa nhài được xem là biểu tượng của tài lộc, may mắn và thịnh vượng. Với vẻ đẹp thanh thoát cùng màu hoa trắng thuần khiết, hoa nhài có khả năng thanh tẩy những thứ xú uế, xua đuổi vận xui, mang đến nguồn năng lượng tích cực, đồng thời giảm căng thẳng, thích thích tinh thần sảng khoái cho gia chủ.
Nếu trong nhà trồng cây hoa nhài còn sẽ giúp các thành viên trong gia đình luôn hòa thuận, ấm êm, vui vẻ và hạnh phúc.
Cây hoa nhài hợp mệnh gì?
Xét theo các yếu tố phong thủy, cây hoa nhài nổi bật nhất ở phần hoa màu trắng – vốn là đặc trưng của mệnh Kim. Do đó, loài hoa nhài này sẽ thuộc hành Kim.
Mặt khác, theo ngũ hành tương sinh tương khắc, Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy, đồng thời Kim khắc Mộc và Hỏa khắc Kim.
Chính vì vậy hoa nhài sẽ hợp với mệnh Kim, mệnh Thổ và mệnh Thủy. Nếu người thuộc 3 mệnh này trồng cây hoa nhài sẽ giúp sự nghiệp phát triển nhanh chóng, xua đuổi vận xui và thu hút thêm nhiều vận may đến với mình.
Cây hoa nhài sẽ không hợp với người mệnh Mộc và mệnh Kim, khiến người thuộc 2 mệnh này giảm đi sự may mắn và cơ hội phát tài.
Vị trí đặt cây hoa nhài hợp phong thủy
Cây hoa nhài đặt đúng vị trí hợp phong thủy sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều may mắn và tài lộc, hỗ trợ phát triển công việc và sự nghiệp tốt hơn. Những vị trí hợp phong thủy mà bạn có thể lựa chọn là:
- Trong nhà: Trồng bên cạnh cửa sổ hoặc trồng làm tiểu cảnh nhỏ, ban công hướng Nam của nhà. Nếu muốn tăng tình cảm vợ chồng, bạn còn có thể đặt một chậu cây hoa nhài ở phòng ngủ.
- Trong sân vườn ở ngoài trời: Có thể trồng ở hướng phía Bắc, phía Đông hoặc phía Đông Bắc.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài luôn xanh tốt
Để sở hữu một cây hoa nhài nở hoa đẹp quanh năm, cành lá luôn tươi tốt, bạn cần chú ý những điều sau đây:
Cách trồng cây hoa nhài trong nhà
Bước 1: Chọn giống
Trước khi trồng cây hoa nhài, bạn cần chọn được giống cây khỏe mạnh, cành lá mập mạp xanh mướt, cao từ 15 đến 20cm, không bị sâu bệnh. Ưu tiên chọn giống có hoa nhỏ, mùi hương thơm nhẹ như nhài ta.
Bước 2: Chọn đất trồng
Đất trồng nên chọn loại giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể chọn đất cát ít chua pha nhiều mùn hoặc đất thịt, đất mùn, đất hỗn hợp trộn với những chất hữu cơ mua sẵn.
Bước 3: Chọn cách nhân giống phù hợp
Bạn có thể nhân giống hoa nhài bằng cách giâm cành. Bạn chỉ chọn cành cây giống rồi cắm vào đất trồng.
Cách chăm sóc cây hoa nhài
Nắm rõ các yếu tố sau đây, bạn sẽ có thể chăm sóc cây hoa nhài nở hoa đẹp và xanh tốt quanh năm:
Đất trồng
Sau khi trồng cây hoa nhài được khoảng 1 năm (duy trì mỗi năm thay đất 1 lần), bạn nên thay đất trồng để cây luôn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đất cũ sẽ có chứa các vi sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến bộ rễ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, khiến cây còi cọc ít hoa.
Ánh sáng
Nếu trồng cây hoa lài trong chậu, bạn nên để ở nơi có ánh nắng tự nhiên để cây có đủ ánh sáng để quang hợp. Nếu trồng ngoài vườn, bạn nên làm giàn che bớt nắng, tránh nắng gắt làm hoa bị cháy nắng.
Nhiệt độ
Loài hoa nhài này rất nhạy cảm với nhiệt độ, tốt nhất nên duy trì ở mức 20 đến 25 độ C (tối đa là 35 độ C). Thế nhưng, nếu trong nhà có điều hòa thường điều chỉnh nhiệt độ thấp thì không nên trồng loài cây này. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây sẽ ngủ đông và chết dần nếu quá rét.
Độ ẩm
Hoa nhài không ưa ẩm quá nhiều, mùa khô nên giữ ẩm, còn mua đông thì nên hạn chế tưới nước. Mỗi lần tưới cây thì chỉ nên tưới với lượng vừa đủ, tránh để đất bị tụ nước làm úng rễ. Nếu thấy đất còn ẩm thì không nên tưới, khi thấy đất khô thì nên tưới cây 1 lần.
Bón phân
Bạn có thể bón thêm phân nitơ, phốt phát, kali vào thời kỳ sinh trưởng cành lá của cây. Nếu cây đang ươm nụ thì bón thêm nhiều kali, phốt phát để giúp cây ra hoa nhiều hơn.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được tất cả thông tin về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài. Hy vọng thông qua đó, bạn có thể giúp chậu cây hoa nhài của mình nở thật nhiều hoa và xanh tốt quanh năm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.