Cách chăm sóc mai sau Tết đảm bảo năm sau cây vẫn ra hoa đẹp

Cách chăm sóc mai sau Tết đảm bảo năm sau cây vẫn ra hoa đẹp
5/5 - (1 bình chọn)

Cách chăm sóc mai sau Tết là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Cây mai không chỉ là biểu tượng của ngày Tết truyền thống mà nó còn là loài cây mang đến nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ. Sau mỗi dịp Tết, cây cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo có thể duy trì sự sống và những cái Tết sau vẫn có hoa đẹp. Vậy cách chăm sóc mai sau Tết như thế nào, tham khảo bài viết của Vựa cây xanh dưới đây nhé!

Tìm hiểu cách chăm sóc mai sau Tết để cây ra hoa đẹp các năm sau
Tìm hiểu cách chăm sóc mai sau Tết để cây ra hoa đẹp các năm sau

Cách chăm sóc mai sau Tết 

Về cách chăm sóc mai sau Tết như thế nào là đúng thực sự rất phức tạp. Những cây mai chưng ngày Tết thường không được đón đủ ánh nắng. Do chủ yếu mọi người thường đặt cây trong nhà. Sau Tết là thời gian để cây phục hồi. Dưới đây là một số cách chăm sóc mai sau Tết được nhiều người áp dụng:

Cắt tỉa cành phụ cây mai 

Ngay sau Tết, khi hoa mai đã rụng hết, bạn cần mang cây ra ngoài và đặt trong bóng râm. Lưu ý không để cây mai trực tiếp dưới nắng vì như vậy cây sẽ bị cháy lá. Bạn nên cắt bỏ bớt các cành cây dài, lặt bỏ các nụ chưa nở và hoa sắp tàn. Thông thường, khoảng từ ngày 15-20 âm lịch là giai đoạn phù hợp nhất để cắt tỉa cành mai. 

Bạn cần chú ý cắt tỉa cành mai thường xuyên
Bạn cần chú ý cắt tỉa cành mai thường xuyên

Vệ sinh cây mai sau Tết

Sau khi cắt tỉa cành mai thì bước tiếp theo chính là vệ sinh cây mai. Bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong hết các mảng rong rêu, nấm mốc. Hoặc bạn cũng có thể dùng phân u rê pha đặc để phun vào cây, đặc biệt là những vị trí có nhiều mảng nấm mốc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để phân u rê chảy xuống gốc cây. Sau khi phun khoảng 10-15 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để loại bỏ hẳn những mảng nấm mốc nhé.

Chăm sóc cây mai theo từng giai đoạn

Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2

Bạn cần phơi chậu mai ở ngoài sân và trong bóng râm, nơi thoáng đãng. Không nên phơi trực tiếp dưới nắng vì có thể sẽ làm cháy lá. Sau đó bạn lặt hết nụ và hoa mai, chỉ chừa lại những lá con để cây duy trì quang hợp.

Sau đó, bạn tiến hành thay đất cho cây mai và cắt bớt các phần rễ già để cây có thể hút chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, bạn không nên quên công đoạn bón phân. Đây là phần không thể thiếu của việc chăm sóc cây mai sau Tết. Bạn có thể dùng phân bón NPK 3-1-1 và thêm một chút phân lân.

Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4

Từ tháng 3 – tháng 4 âm là giai đoạn đầu mùa mưa. Đây cũng là thời điểm cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, để cây mai phát triển tốt hơn thì đầu tháng 3 bạn nên bón thêm cho cây các loại phân hữu cơ kết hợp với một ít phân bón hóa học với lượng đạm cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4, đây là giai đoạn cây dễ bị bệnh nấm hồng. Bạn nên cắt tỉa các cành hư để tạo độ thông thoáng, ngăn ngừa nấm cho cây.

Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6

Giai đoạn này cây mai đã ổn định nên bạn có thể định dáng cho cây. Đặc biệt, giai đoạn này bạn không nên để cành mai ra quá dài mà cần cắt ngay những cành nào có dấu hiệu phát triển không tốt để không lãng phí chất dinh dưỡng nuôi cây. Đây cũng là giai đoạn nấm mốc phát triển rất mạnh nên bạn cần chú ý phun thuốc để loại bỏ mầm bệnh.

Từ tháng 5 đến tháng 6 là giai đoạn thích hợp để chỉnh dáng cây
Từ tháng 5 đến tháng 6 là giai đoạn thích hợp để chỉnh dáng cây

Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 8

Đây là giai đoạn cây mai đang ra các nụ hoa. Tuy nhiên, đặc trưng của thời tiết giai đoạn này là mưa dầm nên bạn cần kiểm tra và phòng ngừa nấm cho cây thật kỹ. Đồng thời, cũng nên để ý xem phần đất có bị úng nước hay không để xử lý kịp thời, tránh làm hư hại rễ cây. Giai đoạn này bạn cũng nên chú ý cắt cành tỉa lá để cây có thể quang hợp tốt hơn.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết không thể bỏ qua

Giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 10

Giai đoạn này cây mai có thể ngừng sinh trưởng nhanh và lá cây cũng bắt đầu già đi. Bạn cần giữ lá cây xanh đến tháng 12 bằng cách bón phân NPK theo tỷ lệ phù hợp. Đặc biệt, giai đoạn này cũng gần hết mưa nên hoa mai rất có thể sẽ có điều kiện bung nở. Bạn cần giữ lá cây thật tốt để hạn chế việc nở hoa. Giai đoạn này bạn không dùng phân bón có hàm lượng đạm cao để giảm tốc độ ra nụ và hoa của cây nhé.

Giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 12

Cách chăm sóc mai sau Tết giai đoạn tháng 11-12 rất quan trọng. Đây là thời điểm sắp Tết nên để đảm bảo cây không ra hoa yếu thì bạn nên bón thêm phân Úc. Việc này giúp cây không bị mất sức và giúp hoa mai ít bị rụng hơn.

Kết luận

Trên đây là cách chăm sóc mai sau Tết ai cũng nên biết. Việc chăm sóc một cây mai rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, để có một chậu mai bung vàng thật đẹp mang lại may mắn cho ngày Tết thì bạn cần kiên trì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cách chăm sóc mai sau Tết sao cho đúng. Theo dõi nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *