Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá là gì? Trồng như thế nào? Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá có lợi ích gì? Đây là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm tìm hiểu. Cây trầu bà thủy sinh sống trong bể cá rất được ưa chuộng hiện nay. Cùng Vựa cây xanh tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về cây trầu bà thủy sinh sống trong bể cá nhé!
Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá trồng như thế nào?
Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá là những cây trầu bà khỏe mạnh, dễ ra rễ, có nhiều nhánh và cành. Chúng có lá cây bóng khỏe và xanh tốt, không bị sâu bệnh gây hại. Loại trầu bà thích hợp nhất để trồng thủy sinh là những cây có nguồn gốc từ những vùng khí hậu lạnh, không ở vùng nhiệt đới.
Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá trồng như thế nào? Tại phần gốc của cây, bạn cắt bỏ một phần thân. Sau đó bạn cứ định kỳ cắt bỏ như vậy để cây có khả năng phục hồi những phần đã cắt bỏ. Hoặc bạn có thể giữ nguyên cây khi lấy ra khỏi chậu và chỏ cắt bỏ một phần nhỏ ở rễ và thân cây.
Khi trồng cây vào bể nước, bạn có thể buộc cây trầu bà vào một khúc gỗ sau đó đặt chúng vào đáy rễ. Rễ cây trầu bà sẽ mọc dần và cây trầu bà thủy sinh trong bể cá sẽ nhanh chóng leo quanh khúc gỗ đó.
Sau khi thấy lá cây mọc xum xuê, bạn tiến hành cắt tỉa bớt lá cây để đảm bảo không gian thông thoáng cho cá sống.
Ngoài ra, bạn còn có thể trồng cây trầu bà thủy sinh sống trong bể cá bằng cách lắp trên miệng bể một cái khay có lỗ, sau đó trồng trầu bà trên chiếc khay ấy. Các rễ cây trầu bà thủy sinh sẽ buông thõng xuống mặt nước.
Đặc điểm của cây trầu bà thủy sinh trồng trong bể cá
Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá có đặc điểm gì? Cây trầu bà thủy sinh còn được gọi với tên khác là “cây thường xuân của quỷ”. Cây có lá màu xanh đậm, xen lẫn các đốm sọc vàng. Đây là loại cây thủy sinh có rễ chùm, có thể mọc lan ra rất dài.
Trồng trầu bà thủy sinh bạn cần chú ý cắt tỉa thường xuyên để đảm bảo rễ cây không quá dài và rậm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của cá.
Cây trầu bà thủy sinh sống trong bể cá có sức sống vô cùng mãnh liệt. Chúng vẫn có thể sinh trưởng bình thường dù cho điều kiện ánh sáng yếu.
Bên cạnh việc được trồng nhiều trong bể cá, cây trầu bà thủy sinh còn được trồng trong các hồ cạn hoạt tính sinh học.
Tuy nhiên, cây trầu bà thủy sinh có thể gây ngộ độc cho chó và mèo khi chúng ăn phải. Nên bạn cần lưu ý vấn đề này khi trồng cây trầu bà thủy sinh trong bể cá.
Lợi ích của việc trồng cây trầu bà thủy sinh trong hồ cá
Trồng cây trầu bà thủy sinh trong bể cá mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt. Một số lợi ích có thể kể đến như:
Loại bỏ muối Nitrat trong hồ
Muối Nitrat là sản phẩm cuối cùng của chu trình Nito. Chu trình này xảy ra trong mọi hệ sinh thái thủy sinh khỏe mạnh. Muối Nitrat với công thức NH3 rất có hại cho bể cá. Nồng độ muối này trong bể cá cao sẽ dẫn đến cá bị bệnh và chết.
Việc trồng cây trầu bà thủy sinh trong bể cá có thể loại bỏ được một phần Nitrat trong bể. Vì cây trầu bà hấp thụ các muối này để nuôi chúng.
Ngăn chặn tảo phát triển
Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá có tác dụng ngăn chặn tảo phát triển. Tình trạng tảo xuất hiện và phát triển xảy ra khi bể cá thiếu hụt dinh dưỡng hoặc dư thừa ánh sáng. Hoặc cũng có thể là hàm lượng Nitrat trong bể cao dẫn đến tảo phát triển.
Việc tảo phát triển nhanh sẽ khiến cho cá trong bể bị cạnh tranh dinh dưỡng và phát triển chậm hơn.
Việc trồng cây trầu bà thủy sinh giúp hạn chế lượng tảo trong bể cá. Trầu bà thủy sinh trong bể cá được ví như một nhà máy xử lý tảo thông minh và hiệu quả. Cây trầu bà thủy sinh giúp loại bỏ Nitrat cũng như các chất dinh dưỡng dư thừa trong bể cá giúp giảm đáng kể sự phát triển của tảo.
Nếu bạn trồng trầu bà thủy sinh trong bể cá một thời gian dài, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn tảo biển ra khỏi bể.
Tạo môi trường sống tuyệt vời cho cá
Cây trầu bà thủy sinh cũng là nơi trú ngụ tuyệt vời cho cá. Tốc độ phát triển của cây trầu bà thủy sinh trong bể cá khá nhanh. Rễ của cây sẽ mọc và phát triển chắc khỏe và sau đó cây bắt đầu mọc lá. Lá cây sẽ là nơi ẩn náu và sinh sản tuyệt vời của cá.
Trang trí bể cá thêm sinh động
Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá có tính thẩm mỹ cao. Nó giúp cho không gian sống thêm tươi mới và đầy sức sống. Nó không chỉ được trồng trong bể cá mà bạn cũng có thể trồng trầu bà thủy sinh trong chậu nước để trang trí nhiều khu vực trong nhà.
Những lưu ý khi trồng trầu bà thủy sinh trong bể cá
Việc trồng cây trầu bà thủy sinh trong bể cá tuy mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng không phải ai trồng cũng được. Dưới đây là một số lưu ý khi trồng cây trầu bà thủy sinh trong bể cá:
Nhiệt độ và ánh sáng phù hợp cho cây trầu bà thủy sinh
Cây trầu bà thủy sinh rất dễ sống. Cây không đòi hỏi điều kiện nhiệt độ và ánh sáng quá cao. Dù ở trong môi trường thiếu ánh sáng, cây trầu bà thủy sinh vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường.
Nhiệt độ tốt nhất cho cây trầu bà thủy sinh có thể sinh sống và phát triển là khoảng 15 – 30 độ C.
Độ ẩm phù hợp cho cây trầu bà thủy sinh
Cây trầu bà thủy sinh có thể sống cả trong môi trường ẩm ướt hoặc khô. Do đó, chế độ ẩm sẽ ít ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Tuy nhiên, phần rễ cây đóng vai trò rất quan trọng nên bạn cần kiểm tra thường xuyên để tránh trường hợp rễ cây bị khô.
Bổ sung phân bón hợp lý cho cây trầu bà thủy sinh
Cây trầu bà thủy sinh không đòi hỏi quá nhiều về chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, cây cũng cần đủ dinh dưỡng để duy trì và phát triển. Bạn có thể thêm vài giọt chất thủy sinh vào nước để nuôi cây. Hoặc bạn cũng có thể bón phân cho cây khoảng 4-6 lần/tuần.
Thay nước thường xuyên cho cây trầu bà thủy sinh
Cây trầu bà thủy sinh trong bể cá cần thay nước thường xuyên. Tần suất thích hợp nhất để thay nước cho cây là khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Bạn cần đảm bảo toàn bộ phần rễ cây trầu bà thủy sinh phải ngập hết trong nước để đảm bảo sự sống và phát triển khỏe mạnh cho cây.
Trong quá trình thay nước, bạn cũng nên chú ý cắt tỉa cây để loại bỏ các thành phần phát triển không tốt. Hoặc tỉa bớt lá để đảm bảo không gian sống cho cá.
Kết luận
Trên đây là các thông tin liên quan đến cây trầu bà thủy sinh trong bể cá. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thêm thông tin về cây trầu bà thủy sinh có lợi ích gì, lưu ý khi trồng cây trầu bà thủy sinh trong bể cá. Theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin thú vị nhé!