Cây thủy sinh bị thủng lá: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Cây thủy sinh bị thủng lá và dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trên cây
Rate this post

Cây thủy sinh bị thủng lá, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có phải là cây bị thiếu các chất dinh dưỡng? Chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn muốn có một chiếc bể thủy sinh khỏe mạnh. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác làm cho cây thủy sinh bị thủng lá. Cùng Vựa cây xanh đọc bài viết này để biết thêm những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.

Cây thủy sinh bị thủng lá thường do rất nhiều nguyên nhân
Cây thủy sinh bị thủng lá thường do rất nhiều nguyên nhân

Cây thủy sinh bị thủng lá do đâu?

Cây thủy sinh bị thủng lá thông thường từ các nguyên nhân sau:

Do thiếu CO2

Thiếu hụt CO2 là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cây thủy sinh bị thủng lá. Trong bể cá chúng ta sẽ trồng đa dạng cây để bể thủy sinh thêm phong phú, tuy nhiên cần đảm bảo lượng CO2 cần thiết ở mức 20 đến 30 mg/l, có thể kiểm soát bằng bộ đếm giọt cho bể cá.

Do thiếu dinh dưỡng

Cây thủy sinh bị thủng lá do thiếu hụt chất dinh dưỡng, khi thiếu hụt Kali sẽ dẫn đến tình trạng lá cây bị những lỗ thủng. 

Quá trình thủng lá do thiếu chất Kali diễn ra như sau: Đầu tiên, sẽ có những đốm đen nhỏ trên lá, sau đó những đốm đen đó sẽ lớn dần lên và hình thành những lỗ lớn và có viền vàng hoặc đen. Những lỗ này sẽ tiếp tục lớn hơn đến khi cây chết hẳn.

Để cây thủy sinh có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cần phải giữ Kali trong bể và canh ở mức độ ổn định. Vì Kali là chất quan trọng cho sự phát triển của cây cối, Kali tổng hợp enzym để tạo ra protein và các chất khác cho cây.

Do bị cá gặm

Các động vật trong bể cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng cây thủy sinh bị thủng lá. Dấu hiệu nhận biết khi lá thủy sinh bị những con cá hoặc tép ăn khi đói:

  • Lỗ thủng không đều nhau: Lá thủy sinh khỏe mạnh, tuy nhiên có những lỗ thủng không đều hoặc giống như bị đâm. Vì khi cây thủy sinh bị thiếu chất dinh dưỡng thông thường sẽ ảnh hưởng đến toàn lá, còn lá bị động vật ăn thường chúng chỉ ăn ở tâm.
  • Lá thủng có chọn lọc: Cá hoặc tép trong bể chúng chỉ lựa chọn những chiếc lá già, ngon miệng và sẽ không ăn đều hết. Đối với trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng thường các loài cây trong bể đều bị thủng cùng một lúc và xảy ra đối với những chiếc lá non, mới mọc.
Cá gặm lá cây cũng là nguyên nhân khiến cây thủy sinh bị thủng lá
Cá gặm lá cây cũng là nguyên nhân khiến cây thủy sinh bị thủng lá

Cách khắc phục cây thủy sinh bị thủng lá

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cây thủy sinh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và cách khắc phục ngay dưới đây nhé.

Cây không phát triển là dấu hiệu cây thủy sinh bị thiếu chất dinh dưỡng

Để cây thủy sinh có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cần đáp ứng đủ 3 yếu tố sau: ánh sáng, dinh dưỡng và CO2. Vì vậy, khi thấy cây không phát triển thì cần phải biết rõ chúng đang thiếu yếu tố nào trong 3 yếu tố trên và tìm hướng khắc phục. Lưu ý, cây có thể thiếu một hoặc nhiều yếu tố cùng một lúc.

  • Trường hợp cây thiếu CO2, cây sẽ chậm lớn, đây là vấn đề thường gặp nhất. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tăng liều lượng CO2 bằng cách bơm CO2 từ bình khí hoặc giảm sủi khí bể để giảm thoát khí CO2.
  • Trường hợp cây thiếu ánh sáng, cần nghiên cứu rõ những loại cây trong bể, kích thước bể,… để cung cấp đủ lượng ánh sáng cho phù hợp.
  • Trường hợp cây thiếu chất dinh dưỡng, xác định chất bị thiếu hụt có và châm thêm phân nước để giúp cây phát triển.

Cây thủy sinh bị vàng lá là dấu hiệu cây bị thiếu dinh dưỡng

Đa số các cây thủy sinh trong bể sẽ có màu xanh, khi lá dần chuyển sang màu vàng có nghĩa cây đã gặp vấn đề. Nguyên nhân khiến cây thủy sinh bị vàng lá có thể là do thiếu ánh sáng. Thử chỉnh độ sáng của đèn, tăng hoặc hạ nếu bạn để đèn quá thấp hoặc quá cao.

Ngoài ra, cây thủy sinh có thể vàng lá do thiếu các nguyên tố như Nitơ, Canxi, Magie, Kali hoặc vi lượng của Sắt. Khi cây thiếu một hoặc nhiều các nguyên tố trên, chúng sẽ không thể tổng hợp được diệp lục để tạo ra màu xanh được.

Cây thủy sinh bị thủng lá và rữa dần là dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng

Cây thủy sinh bị thủng lá và rữa dần ra do bị thiếu sắt. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra vì sắt không ổn định trong nước và thường kết tủa hết. Vì vậy, cần thêm phân nước có chứa sắt vào bể thường xuyên.

Ngoài ra, thiếu nitrogen cũng có thể làm cho cây thủy sinh bị thủng lá và rữa dần, những bể nuôi ít cá sẽ thường xảy ra tình trạng này. Cây tổng hợp Nitrogen thông qua nitrates (NO3), nitrites (NO2), ammonia (NH3) và có nhiều cây thích tổng hợp qua ammonium (NH4+) hơn.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh như thế nào?

Để khắc phục tình trạng cây thủy sinh bị thủng lá do cây bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, bạn nên sử dụng phân nước hoặc phân nhét. Lưu ý, hơi khó để xác định được bể thủy sinh đang thiếu loại dinh dưỡng nào, nên cách tốt nhất là sử dụng loại phân nước tổng hợp, loại phân này sẽ chứa đủ các loại dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Dấu hiệu bổ sung một số loại dinh dưỡng cho cây thủy sinh

Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt cây thủy sinh bị thủng lá do thiếu những chất dinh dưỡng nào:

  • Nitơ: Lá cũ chuyển vàng và dần trong suốt, đặc biệt là ở đầu lá. Nguyên nhân là do cây đang hấp thụ Nitơ từ lá cũ, già ở phía dưới để mọc thêm lá con bên trên.
  • Sắt: Lá mới mọc bị vàng, gân lá vẫn màu xanh. Những lá già vẫn tươi xanh bình thường.
  • Phốt phát: Lá cây sẽ dần chuyển vàng với các đốm nâu. Ngoài ra, lá cũng có thể bắt đầu xuất hiện rêu đốm xanh khi lá cây chết dần. 
  • Canxi: Lá mới mọc bị xoăn lại và chuyển vàng. Cần châm thêm khoáng cho cây khi sử dụng nước lọc RO nuôi cá hoặc tép.
  • Kali: Lá cây bị thủng lỗ, bắt đầu từ những đốm đen nhỏ trên lá, sau đó sẽ lớn dần lên và có viền vàng hoặc đen.
  • Magie: Những lá già bị nhạt màu nhưng gân lá vẫn màu xanh.
Cây thủy sinh cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển bình thường
Cây thủy sinh cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển bình thường

Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho cây thủy sinh

Để đánh giá được độ hiệu quả của phân nước thì sau khi châm cần phải đợi 2 tuần. Tùy vào kết quả mà chúng ta có thể cân nhắc điều chỉnh thêm hoặc bớt lượng phân nước vào những lần châm sau.

Lưu ý: khi bể thủy sinh có vấn đề về rêu hại nên tiến hành thay nước cho bể, thay khoảng 10 – 15% lượng nước trong bể và giảm lượng phân nước cho thêm.

Kết luận

Cây thủy sinh bị thủng lá là tình trạng thường xuyên xảy ra khi cây bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng có thể do một số nguyên nhân khác như thiếu CO2, các động vật trong bể đói nên chúng đã ăn cây thủy sinh. Để một bể thủy sinh phát triển tốt, cần đảm bảo đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng cho cây và cung cấp đầy đủ thức ăn cho động vật trong bể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *