Cây hoa hồi là một loại gia vị khô không thể thiếu trong nấu ăn, thường được dùng để nấu những món ăn truyền thống ví dụ như phở. Cây hoa hồi có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc và Đông bắc Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của loại gia vị này hãy cùng Vựa cây xanh đọc bài viết bên dưới nhé.
Cây hoa hồi là gì?
Cây hoa hồi còn có tên gọi khác là đại hồi, là loài cây gia vị có công dụng tạo mùi thơm cho món ăn tương tự như cây tiểu hồi. Loài cây này có hình dáng khá nhỏ chỉ từ 6 đến 10m, màu nâu xám, đặc điểm thân cây thẳng và bề mặt có độ nhẵn.
Hoa hồi thông thường sẽ có 6 đến 8 cánh hoa, bên trong mỗi cánh hoa có một quả trứng nhỏ nhẵn bóng. Và những cánh hoa xếp lại thành hình ngôi sao có đường kính 2,5 đến 3 cm. Hoa hồi sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô để xuất khẩu và ngoài ra còn có thể chế biến thành tinh dầu.
Cách dùng cây hoa hồi như thế nào?
Sau đây là công dụng của cây hoa hồi và cách dùng:
- Công dụng trong chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh: Sử dụng hoa hồi nguyên chất ngâm với rượu sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như cảm lạnh, đau đầu, đau bụng, các bệnh về xương khớp,… Hơn nữa, cây hoa hồi còn có tác dụng chữa các bệnh khác như nấm da, ghẻ lở, giảm bầm, trị ho,…
- Công dụng trong thẩm mỹ, làm đẹp: Để có một làn da sáng mịn và sạch thâm chúng ta có thể sử dụng tinh dầu hoa hồi kết hợp với nước nóng để xông da mặt từ 1 đến 2 lần vào mỗi tuần. Đây là một trong những loại mỹ phẩm tốt nhất từ thiên nhiên.
- Công dụng trong đời sống hàng ngày: Hoa hồi là một trong những loại gia vị được sử dụng đa dạng trong ẩm thực, dùng để tăng thêm mùi thơm cho món ăn cũng như giúp món ăn đậm vị hơn. Các đầu bếp thường rang hoa hồi trước rồi sau đó sử dụng để tẩm ướp hoặc dùng để nấu canh, súp, cà ri hay các món hầm,…
- Ngoài ra, cây hoa hồi còn có những công dụng khác như điều chế thuốc trị cảm cúm, làm bánh kẹo hay làm mồi câu cá,… Để làm mồi câu cá hiệu quả bạn nên trộn bột hoa hồi với các nguyên liệu khác như bột đậu tương, cà rốt thái nhỏ, ruột bánh mì, cám gạo và ủ chung với nhau qua đêm để có một hỗn hợp.
Đặc điểm của cây hoa hồi nước ta
Cây hoa hồi thường sẽ có những đặc điểm sau:
Đặc điểm hình dáng
Hoa hồi gồm có 6 đến 8 cánh, mỗi cánh hoa có hình thoi và được xếp lại với nhau thành hình ngôi sao. Là loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc, không cần bón phân cho cây.
Cách trồng cây hoa hồi rất đơn giản chỉ cần gieo hạt hoặc dùng cây con cắm xuống đất cây sẽ tự phát triển.
Hoa hồi được xem như là quả, mỗi một năm cây sẽ nở hoa 2 lần vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch. Khi còn non quả sẽ có màu xanh nhạt, khi về già quả sẽ dần chuyển sang màu nâu.
Cây hoa hồi được trồng ở đâu?
Cây hoa hồi được trồng ở một số địa phương ở Trung Quốc và một số tỉnh ở nước ta như Lạng Sơn, Bắc Kạn,…
Trong đó, sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn được nhiều người biết đến và còn được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, chứa hàm lượng tinh dầu cao và trong tinh dầu không chứa độc tố. Đặc điểm khí hậu, đất trồng ở đây phù hợp với cây và thổ nhưỡng địa phương nên giúp cây thích ứng và phát triển tốt. Ngoài ra, cây hoa hồi còn phù hợp sinh trưởng khi ở địa hình cao.
Cây hoa hồi được trồng phổ biến ở các huyện của tỉnh Lạng Sơn như: Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình. Tổng diện tích đất trồng lên đến 35.000 Ha, chiếm số lượng diện tích đất trồng cây hoa hồi lớn nhất cả nước.
Cây hoa hồi ứng dụng vào đời sống như thế nào?
Đầu thế kỷ 20, người Pháp xây dựng nhà máy chế biến và sản xuất tinh dầu hồi ở Lạng Sơn bởi tinh dầu hồi có rất nhiều công dụng. Ví dụ như là nguyên liệu chính dùng để sản xuất thuốc xoa bóp, tiêu hóa và chế biến ra mỹ phẩm.
Ở các nước Phương Tây, tinh dầu hồi thường được cho vào rượu vang. Ngoài ra, hoa hồi còn được làm nguyên liệu gia vị cho các món nướng và tráng miệng.
Trong y học cổ truyền, hoa hồi có tác dụng kích thích tiêu hóa, điều trị đau bụng.
Thân cây hồi còn có thể ăn được, có hương vị đặc trưng như hạt giống. Hạt được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến món ăn.
Từ những năm 90 đến nay, cây hoa hồi sản xuất ra tinh dầu xuất khẩu đến các nước như Trung Quốc, Bắc Mỹ, Châu Âu,…Những nước này sẽ sử dụng tinh dầu hoa hồi để chế tạo ra mỹ phẩm.
Lịch sử khai thác cây hoa hồi
Ở Lạng Sơn, cây hoa hồi được xem như là cây kinh tế quan trọng và có chiến lược lâu dài. Đây là nguồn hàng xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công bố quyết định với tên gọi là Hồi Lạng Sơn, dưới sự bảo hộ của nhà nước. Cây hoa hồi được xem là tài sản quốc gia bất khả xâm phạm.
Vì vậy, con người nên đây luôn phát triển nâng cao sản lượng cây trồng và đảm bảo chất lượng cũng như chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững loại cây đặc sản có giá trị kinh tế.
Cây hoa hồi phù hợp với loại đất trồng, khí hậu ở nơi đây và hơn hết cây rất thích hợp phát triển ở những nơi có địa hình cao. Đặc biệt, chúng ta có thể trồng cây hoa hồi một lần và có thể thu hoạch được rất nhiều lần về sau, vì thế nên người dân ở đây gắn bó với loại cây trồng này theo kiểu cha truyền con nối.
Trước đây, vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn. Bởi tinh dầu hoa hồi là nguyên liệu quý để sản xuất ra thuốc chữa bệnh như tiêu hóa, chế biến mỹ phẩm, sản xuất thuốc xoa bóp,…
Tuy nhiên, những năm 80 của thế kỷ 20, vì nguyên do thị trường hẹp và không có đầu ra nên cây hoa hồi không được quan tâm nhiều.
Từ năm 1990 đến nay, tinh dầu hoa hồi được nhiều người biết đến với nhiều công dụng và xuất khẩu ra nước ngoài.
Kết luận
Cây hoa hồi có nhiều công dụng trong đời sống dùng để sản xuất mỹ phẩm, chế biến món ăn, ngoài ra còn là nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay, cây hoa hồi Lạng Sơn là sản vật quý hiếm, cần được bảo tồn, duy trì trồng và phát triển. Ngoài ra, đây còn là loài hoa có giá trị cao, là một trong những sản phẩm nổi tiếng được xuất khẩu đến các nước trên thế giới.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.