Cách trồng khoai môn cho năng suất vượt trội

Cách trồng khoai môn cho năng suất vượt trội
Rate this post

Bạn đã biết cách trồng khoai môn đơn giản, đúng kỹ thuật chưa? Với những củ khoai môn trồng được, bạn có thể chế biến chúng thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của gia đình. Sau đây, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao và cách chăm sóc chúng.

Đặc điểm khoai môn

Trước khi tìm hiểu cách trồng khoai môn, hãy cùng xem đặc điểm của loài cây này.

Khoai môn là một loại cây thân thảo với phần gốc phình to tạo thành củ (còn được gọi là thân củ). Phần chính của thân gọi là củ cái, có chiều dài đến 30cm và đường kính đạt 15cm, thường nằm sâu trong lòng đất.

Rễ của khoai môn sẽ mọc xung quanh từng đốt thân, sau đó lan ra theo bề ngang. Rễ của chúng thường có màu trắng và có chứa anthocyanin – một chất có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư, rất tốt cho sức khỏe con người.

Lá cây có diện tích tươi đối lớn, là phần duy nhất nằm trên mặt đất, thường được tận dụng để làm thức ăn cho gia cầm, gia súc.

Đặc điểm khoai môn
Đặc điểm khoai môn

Hướng dẫn cách trồng khoai môn chi tiết

Để thực hiện cách trồng khoai môn thành công, bạn cần tuân thủ theo những lưu ý và quy trình như sau:

Thời vụ trồng khoai môn

Với cách trồng khoai môn này, bạn có thể trồng chúng quanh năm, nhưng vụ Đông Xuân là mùa thích hợp nhất để trồng khoai môn, cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất.

Nếu ở miền Nam, bạn hãy trồng khoai môn vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 dương lịch, đến tháng 4 – 6 là có thể thu hoạch.

Còn ở miền Bắc, thời điểm trồng khoai môn thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch hoặc từ tháng 8 đến tháng 9 dương lịch.

Giống cây khoai môn

Để áp dụng cách trồng khoai môn hiệu quả, chúng ta cần có một giống cây khỏe mạnh phù hợp. Bạn có thể dùng củ cấp 2, vụ mới thu hoạch để làm giống. Hãy chọn những củ tròn đều, không chọn củ quá dài, đường kính củ từ 3 – 4cm là được. Chọn củ quá to hoặc quá nhỏ đều không tốt cho quá trình nảy mầm của cây.

Giống cây khoai môn
Giống cây khoai môn

Đất trồng khoai môn

Nên chọn đất trồng rau màu hoặc đất trồng lúa một vụ, đất cao ráo, không bị ngập úng. Đối với đất dốc, hãy chọn những vùng đất dày, ít sỏi đá và có độ dốc thấp hơn 20 độ.

Sau khi đã chọn được khu vực trồng khoai môn phù hợp, chúng ta tiếp tục quá trình xử lý đất:

  • Đất bằng phẳng: Bạn cần thu dọn sạch cỏ dại dư, cày bừa đất kỹ càng và lên luống rộng khoảng 1,2 đến 1,4m và cao từ 25 đến 30cm, rãnh giữa hai luống rộng khoảng 0,5m.
  • Đất dốc: Bạn cần làm sạch đất, dọn sạch cỏ dại và loại bỏ đá, sau đó rắc ít vôi bột vào hố trồng khoai tây trước 20 ngày trồng.

Mật độ trồng cây khoai môn

  • Đất bằng phẳng: Mật độ trồng khoai môn là khoảng 30.000 đến 32.000 cây/ha, khoảng cách giữa các cây là 60 – 70cm.
  • Đất dốc: Mật độ trồng khoai môn là 30.000 cây/ha, khoảng cách giữa các cây là 60cm.

Các bước trồng khoai môn

Đặt củ giống thẳng đứng xuống hố, sau đó phủ một lớp đất mỏng, dày khoảng 3-5cm lên trên. Không phủ quá dày hoặc quá mỏng nhé, vì như vậy củ khoai tây sẽ khó nảy mầm. Ngoài ra, bạn nên để dành một ít củ giống để trồng lại nếu có củ nào bị hỏng.

Cây khoai môn trưởng thành
Cây khoai môn trưởng thành

Cách chăm sóc khoai môn sau khi trồng

Khi đã áp dụng cách trồng khoai môn xong, chúng ta cần chăm sóc chúng như sau:

Tưới nước

Nước tưới đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai môn. Chúng ta cần cung cấp đủ nước cho cây mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn củ hình thành. Tuy nhiên, cần lưu ý không tưới quá nhiều, tránh gây ngập úng, ảnh hưởng đến rễ và chất lượng củ.

Làm cỏ, vun gốc

Khi cây khoai môn mọc được khoảng 2 – 3 lá, chúng ta sẽ bắt đầu nhổ cỏ lần đầu. Lúc này, cây chưa mọc rễ nên cần làm nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cây.

Khi cây có 4 – 5 lá, chúng ta tiến hành nhổ cỏ lần hai và vun đất lên gốc cây. Lúc này cây đã cứng cáp hơn, ta có thể dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh, đồng thời nhớ bón thúc thêm cho cây.

Sau khoảng 5 tháng trồng, ta nhổ cỏ lần cuối và tỉa bớt lá già, lá úa, ngăn ngừa nấm bệnh, giúp cây khỏe mạnh hơn.

Phân bón

Để khoai môn phát triển tốt, ta cần bón phân như sau:

  • Lúc trồng: Bón 50kg phân lân và 30kg phân kali vào hố trồng.
  • Sau 5 tuần: Bón 50kg phân đạm.
  • Sau 19 tuần: Bón 50kg phân đạm và 30kg phân kali.
  • Sau 15 tuần: Bón thêm 50kg phân đạm nữa.

Phòng trừ sâu bệnh

Khoai môn thường bị một số bệnh và sâu hại như:

  • Bệnh sương mai làm lá bị đốm nâu và rụng dần. Để phòng trừ, chúng ta có thể luân canh cây trồng, làm đất kỹ và phun thuốc Ranman 10SC, Furama 680WP.
  • Bệnh khảm lá làm lá vàng và cây còi cọc. Chúng ta có thể chọn giống tốt, nhổ bỏ cây bệnh và phun thuốc Padan 95EC, Polytrin 400EC để phòng ngừa chúng.
  • Sâu khoang ăn lá, nếu gặp phải chúng, bạn cần làm sạch đồng ruộng và trồng cây khác để dẫn dụ thiên địch và dùng bẫy sinh học.
  • Nhện đỏ làm lá héo và cây chết, khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể phun thuốc Secure 10EC hoặc Actimax 50WG để tiêu diệt chúng.
  • Rệp bông hút nhựa cây, để loại bỏ chúng, bạn có thể phun thuốc Thiamax 25WG, Permicide 50EC.

Thu hoạch và bảo quản

Mỗi loại cây trồng hay cây ăn quả sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Đối với khoai môn cũng vậy, chúng ta cần thu hoạch chúng đúng thời điểm để có năng suất cao.

Khi thấy lá cây gần tụi tàn hết, đất ở gốc nứt nẻ thì có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch, chúng ta cần nhẹ tay và tránh làm trầy xước củ, đảm bảo củ có chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, để bảo quản củ khoai môn được lâu hơn, bạn nên để củ ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

Kết luận

Qua bài viết này, bạn đã được trang bị những kiến thức cần thiết về cách trồng khoai môn. Hãy bắt tay vào thực hiện và tận hưởng niềm vui khi được tự tay chăm sóc cây trồng và thu hoạch những củ khoai thơm ngon nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *