Nếu muốn thưởng thức món cà tím thơm ngon nhưng lại lo ngại về nguồn gốc xuất xứ của chúng, bạn hoàn toàn có thể tìm cách trồng cà tím tại nhà. Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cây cà tím trong vườn nhà chắc chắn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời, hãy cùng Vựa cây xanh tìm hiểu ngay!
Chuẩn bị trước khi trồng cà tím
Cách trồng cà tím nhìn chung không quá phức tạp mà cũng không mất quá nhiều thời gian. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
- Chậu nhựa hoặc thùng xốp trồng cây rộng ít nhất 30cm, dưới đáy đục nhiều lỗ thoát nước.
- Đất trồng cây: Cà tím không quá kén đất, nhưng bạn vẫn nên lựa đất ít sét, nhiều mùn hoặc đất thịt nhẹ, đất pha cát. Ưu tiên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ vi sinh, trùn quế, xơ dừa hoặc trichoderma để tăng thêm dinh dưỡng và phòng bệnh cho cây.
- Hạt giống cây cà tím khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, có thể được tìm thấy ở siêu thị hoặc cửa hàng giống nông sản.
- Bầu đất hoặc giá treo
Hướng dẫn cách trồng cà tím đơn giản, dễ thành công tại nhà
Hiểu rõ cách trồng cà tím tại nhà không chỉ giúp bạn có nguồn thức ăn sạch sẽ mà còn mang lại niềm vui khi tự tay chăm sóc cây. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn trồng cà tím thành công ngay tại nhà:
Bước 1: Ươm cây cà tím con
Trước khi gieo, hạt cà tím cần được xử lý để tăng tỉ lệ nảy mầm. Bạn hãy ngâm hạt trong nước lạnh khoảng 1-2 ngày để làm mềm vỏ. Sau đó, vớt hạt ra ngâm tiếp trong nước ấm khoảng 50°C trong vòng 1 giờ. Nhiệt độ ấm vừa phải này sẽ giúp tiêu diệt một phần nấm bệnh và kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Cuối cùng, gói hạt vào khăn ẩm và ủ đến khi thấy mầm nhú ra.
Với cách trồng cà tím này, mỗi bầu đất, bạn gieo khoảng 2-3 hạt, rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên và tưới nhẹ bằng bình xịt. Khi cây con cao khoảng 6-8cm và có nhiều lá, hãy chọn những cây khỏe mạnh nhất để trồng vào chậu nhựa. Trong tuần đầu tiên, nên che chắn cho cây con tránh nắng gắt, tưới nước vừa đủ và mỗi chậu chỉ trồng 1-2 cây để cây phát triển tốt.
Bước 2: Chăm sóc cây cà tím
Sau khi chuyển cây con sang chậu khoảng một tuần, hãy bắt đầu bổ sung dinh dưỡng bằng cách tưới dung dịch trùn quế pha loãng. Chất dinh dưỡng từ trùn quế sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Nên lặp lại việc bón phân này khoảng 10-12 ngày một lần.
Cà tím là loại cây ưa ẩm, vì vậy chúng cần được tưới nước thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa và đậu quả. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cây ra nhiều hoa và quả to, đẹp hơn. Ngược lại, nếu cây bị thiếu nước sẽ khiến quả nhỏ, năng suất giảm đáng kể.
Ngoài ra, để cây thông thoáng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, bạn nên tỉa bỏ những lá già, lá úa ở gốc cây.
Bước 3: Thu hoạch quả cà tím
Chỉ sau khoảng 2 tháng kể từ khi áp dụng cách trồng cà tím, bạn đã có thể thu hoạch những trái cà tím đầu tiên, cứ 3 ngày, bạn có thể hái quả 1 lần. Với sự chăm sóc chu đáo, cây cà tím có thể cho trái đều đặn trong khoảng 4 – 5 tháng, thậm chí lên đến 7 – 8 tháng.
Lưu ý cần nhớ khi trồng cà tím
Để quá trình thực hiện cách trồng cà tím tại nhà đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cà tím có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất để trồng loại cà này là vào mùa hè. Bên cạnh đó, chúng ta nên tránh gieo hạt vào mùa lạnh như mùa đông. Nếu trồng cà tím vào mùa đông, bạn nên đem cây vào nhà có đèn sưởi, giúp cây phát triển tốt hơn.
- Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua cây cà tím con được ươm sẵn tại các cửa hàng cây giống nông sản.
- Cà tím có thể thu hoạch khi vỏ của chúng bắt đầu chuyển sang màu tím nhạt, lớp vỏ căng bóng đều màu. Nếu cà tím quá già sẽ làm giảm độ ngon cũng như làm cây tốn sức nuôi dưỡng quả.
- Bạn có thể trồng xen canh cà tím với hoa vạn thọ để giảm tình trạng sâu bệnh hại.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được cách trồng cà tím đơn giản, hiệu quả tại nhà. Ngoài cà tím, bạn có thể thử trồng nhiều loại rau củ khác nhau để có một mâm cơm gia đình đa dạng hơn. Chúc bạn sớm sở hữu một vườn rau củ thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình của mình nhé.