Cà phê, thức uống được yêu thích trên toàn thế giới, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng mà còn là nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân. Để có những ly cà phê thơm ngon, chất lượng thì cách trồng cà phê càng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm. Bài viết này của Vựa cây xanh sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về cách trồng cà phê, từ khâu chọn giống, chuẩn bị đất trồng đến các biện pháp chăm sóc và thu hoạch.
Cách trồng cà phê đúng kỹ thuật
Cách trồng cà phê cần trải qua nhiều công đoạn chọn lọc và kiểm soát kỹ càng, đòi hỏi người trồng cần bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu và thực hiện.
Chọn giống cà phê
Tại Việt Nam có 2 loại cà phê chính là Arabica và Robusta, mỗi loại sẽ có đặc điểm sinh trưởng khác nhau.
Arabica (cà phê chè)
Là loại cà phê có giá trị kinh tế nhất, được ưa chuộng và chiếm thị trường lớn nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, loại cà phê này không được trồng phổ biến ở nước ta, mà chỉ trồng được ở một số ít vùng.
- Yêu cầu độ dốc: Dưới 200m
- Độ xốp đất: Trên 60%
- Tầng mặt đất: Dày trên 70cm
- Mực nước ngầm: Sâu hơn 100cm
- Hàm lượng mùn của lớp mặt đất: Trên 2,5%
- Ánh sáng: Thích ánh sáng tán xạ
- Khí hậu: Mát, hơi lạnh, nhiệt độ 150C – 240 độ C, độ cao từ 800 – 1500m so với mặt nước biển
- Lượng mưa: Trung bình 1200 – 1900 mm, phải có tối thiểu 2 tháng khô hạn và nhiệt độ thấp vào cuối và sau vụ thu hoạch
Robusta (cà phê vối)
Là loại cà phê có hàm lượng cafein cao hơn Arabica, thường không được đánh giá cao về chất lượng. Đây cũng là loại cà phê dùng để sản xuất cà phê hòa tan.
Cà phê Robusta thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ từ 240C – 260C, lượng mưa trên 2000mm/năm và có độ ẩm gần bão hòa (độ ẩm cao).
Chuẩn bị đất trồng cà phê
Cà phê có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất bazan với tầng đất mặt dày, đặc tính lý hóa tốt, độ tơi xốp cao, thoát nước tốt, có độ dốc phù hợp. Trước khi trồng, đất cần được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại và bón phân hữu cơ để tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước. Việc trồng xen canh cây họ đậu khoảng 3 – 4 vụ liên tục cũng giúp cải thiện chất lượng đất và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây cà phê.
Đào hố trồng cây cà phê
Trước khi trồng cà phê từ 1-2 tháng, bạn cần đào hố trồng với kích thước phù hợp. Đối với đất tốt, bạn nên đào hố có kích thước khoảng 40x40x50cm. Tuy nhiên, với đất xấu, cằn cỗi, hố cần đào lớn hơn, khoảng 50x50x60cm để bổ sung đủ đất tơi xốp và chất dinh dưỡng. Sau khi đào hố, bạn nên trộn đều đất với phân bón lót và lấp lại cao hơn miệng hố khoảng 10-15cm để tạo độ tơi xốp và giữ ẩm cho đất.
Thiết kế lô trồng cây cà phê
Địa hình lý tưởng để trồng cà phê là những vùng đồi núi có độ dốc ít từ 0 – 150, lý tưởng nhất là khoảng 80 và không dốc trên 200. Để giảm thiểu xói mòn đất và thuận tiện cho việc chăm sóc, bạn nên thiết kế trồng theo đường đồng mức. Nếu diện tích trồng nhỏ, bạn có thể không chia lô nhưng vẫn phải trồng theo đường đồng mức.
Với diện tích lớn từ 15 – 20 ha, bạn nên chia lô trồng để dễ quản lý và chăm sóc. Kích thước lô tiêu chuẩn thường là 400 – 500m dài và 50m rộng, các đường phân lô khoảng 2 – 3 m.
Cách trồng cà phê chi tiết
Thời gian trồng cà phê sẽ bắt đầu vào đầu mùa mưa và kết thúc trồng trước khi vào mùa khô từ 1 đến 2 tháng. Khi trồng cà phê vào mùa mưa, bạn có thể tận dụng nước mưa, tiết kiệm chi phí tưới tiêu. Tuy nhiên, cây vẫn có thể bị ngập úng nếu lượng mưa quá nhiều, tốt nhất, bạn nên trồng vào cuối mùa mưa.
Ở hố đã đào trước đó, bạn hãy cùng cuốc đào 1 lỗ to hơn kích thước bầu cây con, sâu từ 25 – 30cm và rộng từ 15 đến 20cm. Tiếp tục, bạn hãy xé túi bầu đất nhẹ nhàng rồi đặt cây con xuống hố sao cho cây thẳng đứng, rồi lấp đất lại và nén chặt.
Sau khoảng 15 – 20 ngày tính từ khi trồng, bạn sẽ tiến hành kiểm tra vườn và trồng dặm những cây đã bị chết, cây còi cọc, kém phát triển. Thao tác trồng dặm sẽ tương tự như cách trồng cà phê lúc đầu. Quá trình trồng dặm sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tháng trước khi kết thúc mùa mưa.
Cách chăm sóc cà phê sau khi trồng
Sau khi đã áp dụng cách trồng cà phê ở trên, giờ đây là lúc chúng tay cùng nhau chăm sóc, tăng năng suất cho cây cà phê.
Bón phân
Để cây cà phê phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là rất cần thiết, đặc biệt là cây trong giai đoạn phát triển. Trong khoảng từ tháng 3, tháng 4 đến tháng 9, bạn nên bón phân hữu cơ định kỳ 2 tuần/lần để cải thiện chất lượng đất và cung cấp dưỡng chất cho cây một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, phân NPK cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Tuy nhiên, do đặc tính dễ gây mặn đất, việc sử dụng phân NPK cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho cây và môi trường.
Tưới nước
Cây cà phê cần được cung cấp đủ nước để phát triển tốt. Thời điểm tưới nước lý tưởng là vào sáng sớm hoặc chiều mát để giảm thiểu sự thoát hơi nước và tận dụng tối đa lượng nước tưới. Vào mùa hè nắng nóng, nhu cầu nước của cây tăng cao, do đó nên tưới cả sáng và tối.
Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là không nên tưới quá nhiều vì dễ khiến đất bị úng. Trước khi tưới, hãy kiểm tra độ ẩm của đất và chỉ tưới khi lớp đất mặt đã khô ráo.
Cắt tỉa cây cà phê
Thời điểm lý tưởng để tiến hành cắt tỉa cây cà phê là vào đầu mùa xuân, khi cây bắt đầu bước vào giai đoạn sinh trưởng mới.
Việc loại bỏ các cành già, cành bệnh, cành sâu, cành mọc quá dày đặc sẽ giúp cây thông thoáng hơn, hấp thụ ánh sáng tốt hơn và tập trung dinh dưỡng nuôi các cành khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, cắt tỉa còn giúp cây có hình dáng cân đối, hạn chế sâu bệnh tấn công và dễ dàng chăm sóc. Việc cắt tỉa đúng kỹ thuật sẽ giúp cây cà phê phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Cây cà phê rất dễ bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh hại, từ sâu đục thân, mọt đục cành, đục quả cho đến các loại rệp, bệnh gỉ sắt, thán thư, thối cổ rễ, vàng lá, khô cành, khô quả, và thối cuống quả. Nếu không được phòng trừ kịp thời, sâu bệnh có thể gây hại đến mọi bộ phận của cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cà phê.
Để bảo vệ cây cà phê, người trồng cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật canh tác, kết hợp với việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ có khả năng phòng trừ sâu bệnh.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được cách trồng cà phê đúng kỹ thuật, giúp bạn dễ dàng thực hiện tại vườn của mình. Để tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu chuyên ngành hoặc liên hệ với các chuyên gia trong lĩnh vực trồng cà phê.