Tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ? Loại cây nào đuổi rắn được?

Tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ? Loại cây nào đuổi rắn được?
Rate this post

Tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Theo quan niệm dân gian, cách tốt nhất để bảo vệ ngôi nhà tránh khỏi việc tấn công của rắn là trồng cây lưỡi hổ. Tuy nhiên, ít ai giải thích được lý do tại sao lại như vậy. Rắn là loài động vật khiến cho rất nhiều người khiếp sợ bởi khi chúng xuất hiện là dấu hiệu của sự thiếu an toàn. Vậy tại sao rắn lại sợ cây lưỡi hổ? Cùng Vựa cây xanh tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu lý do tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ
Tìm hiểu lý do tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có đặc điểm gì? 

Trước khi giải thích được lý do tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ thì bạn cần biết được cây lưỡi hổ có đặc điểm gì.

Cây lưỡi hổ hay còn được gọi với các tên gọi khác là Lưỡi Hùm, Lưỡi Cọp, Hổ vĩ mép vàng và có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. 

Cây lưỡi hổ thường có hình dạng giống con rắn. Các lá của cây lưỡi hổ có độ dài từ 30cm đến 1m, mọc dựng và mỏng. Lá lưỡi hổ thường có màu xanh đậm với các vạch vàng hoặc trắng đặc trưng.

Cây lưỡi hổ thường được phát triển từ một củ hoặc gốc cây chứa nhiều nước. Rễ cây lưỡi hổ phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Và rễ cây có khả năng tích trữ nước rất tốt để cây có thể chịu đựng và vượt qua thời kỳ khô nóng một cách tốt nhất. 

Cây lưỡi hổ có hoa. Hoa lưỡi hổ có màu trắng nhạt, hình dáng thuôn dài và mềm mại. Hoa có 6 cánh mềm tạo nên vẻ đẹp thu hút.

Cây lưỡi hổ thuộc dòng cỏ thủy sinh họ măng tây. Chúng có nguồn gốc từ châu Phi nên có khả năng chịu khô nóng cực kỳ tốt. Đồng thời, lưỡi hổ cũng là cây thủy sinh có khả năng chịu đựng và phát triển bình thường trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng.

Lưỡi hổ là một trong những loại cây tương đối dễ trồng và không cần dày công chăm sóc. Cây có khả năng chịu đựng và thích nghi tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn là loài cây có khả năng lọc không khí rất tốt. Cây có thể loại bỏ các hạt bụi và hấp thụ các chất độc hại giúp cho bầu không khí trở nên trong lành hơn.

Tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ? Giải thích chi tiết

Sau khi tìm hiểu xong thông tin về cây lưỡi hổ thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu lý do tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ nhé!

Ai cũng biết rằng rắn là loài động vật có cấu trúc và đặc tính hoạt động rất khác so với các loài động vật khác. Một số loài rắn khá nhạy bén trong việc phản ứng với môi trường xung quanh. Vậy tại sao rắn lại sợ cây lưỡi hổ?

Lý do được giải thích như sau: rắn sợ cây lưỡi hổ là vì loài cây này tiết ra nhựa cây khiến loài rắn không thích. Nhựa cây lưỡi hổ có mùi hương đặc trưng, đặc biệt là khi lá cây bị rách hoặc bị bẻ gãy. Đây là mùi hương rất khó chịu đối với loài rắn. Và vì rắn nhạy bén trong việc cảm thụ môi trường xung quanh nên những nơi có mùi hương như vậy dễ khiến chúng không thoải mái và chúng sẽ tránh xa. 

Đồng thời, vì lá cây lưỡi hổ cũng khá dày và chắc chắn cùng với những sọc màu trắng hoặc vàng sáng bóng. Chúng có thể tạo ra một phản xạ ánh sáng khiến cho rắn bối rối và trở nên mất bình tĩnh, hoảng loạn khi tiếp cận loài cây này.

Nhựa cây lưỡi hổ khiến rắn e sợ
Nhựa cây lưỡi hổ khiến rắn e sợ

Những công dụng tuyệt vời của cây lưỡi hổ

Trên đây là những lý giải cho câu hỏi tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ. Ngoài việc trồng lưỡi hổ giúp xua đuổi rắn thì cây lưỡi hổ còn rất nhiều công dụng khác. Dưới đây là một vài công dụng đặc biệt của cây lưỡi hổ có thể bạn chưa biết.

  • Lưỡi hổ là một loại cây cảnh trang trí được khá nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có công dụng chữa được nhiều bệnh nên việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà cũng khá cần thiết.
  • Trong cây lưỡi hổ có chứa chất alcaloid. Đây là hoạt chất có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ hệ tim mạch tuần hoàn. 
  • Nhiều người cũng chỉ ra rằng phần gel trong lá của cây lưỡi hổ có khả năng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là khả năng phòng chống vi khuẩn lao. Lưỡi hổ có chứa hoạt chất etyl axetat và hoạt chất này có tác dụng làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn s.aureus và e.coli.
  • Bên cạnh đó, theo đông y, cây lưỡi hổ còn có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa và điều hòa hoạt động của dạ dày nhờ các hoạt chất barbaloin, aloin và aloe emodin trong cây.

Những loại cây có tác dụng đuổi rắn tránh xa

Ngoài cây lưỡi hổ có tác dụng xua đuổi rắn thì còn cây nào có thể đuổi loài động vật nguy hiểm này nữa không? Câu trả lời là có. Một số loại cây có thể đuổi rắn được nhiều người sử dụng phổ biến như cây nén, hoa lan tỏi, cây sắn dây hoặc cây sả.

Cây nén – loài cây đuổi rắn hiệu quả

Cây nén còn có tên gọi khác là cây hành tăm hay hành trắng, đây là loài cây thuộc họ hành. Tinh dầu trong củ nén và lá của cây có mùi thanh, cay hơn so với hành hoặc tỏi nên khi ngửi được mùi, rắn sẽ tránh xa.

Cây nén là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp của người Việt Nam, đặc biệt là người miền Trung. Thông thường, người ta thường trồng nén ở trong sân vườn hoặc xung quanh hàng rào để xua đuổi rắn hiệu quả nhất.

Hoa lan tỏi có tác dụng đuổi rắn hiệu quả

Hoa lan tỏi cũng là loài cây có tác dụng đuổi rắn hiệu quả. Cây còn được gọi với các cái tên quen thuộc khác là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng.

Hoa lan tỏi là loại cây thân leo, có hoa màu tím và thường được trồng ở quanh hàng rào hoặc trước cổng nhà. Lá cây hoa lan tỏi có mùi rất nồng và thậm chí nhiều người nhận xét mùi này còn nồng hơn cả tỏi. Nhờ vậy mà rắn thường khó chịu cũng như tránh xa các khu vực có trồng loài cây lan tỏi này. 

Cây sắn dây đuổi rắn hiệu quả

Bên cạnh cây nén, cây lan tỏi thì cây sắn dây cũng có công dụng đuổi rắn rất hiệu quả. Ngoài cái tên sắn dây quen thuộc, người ta còn gọi loài cây này với các tên gọi khác là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát. Cây này tiết ra nhựa khiến cho rắn hoảng sợ và tránh xa.

Nhiều loại cây khác cũng có tác dụng đuổi rắn hiệu quả
Nhiều loại cây khác cũng có tác dụng đuổi rắn hiệu quả

Cây sả đuổi rắn hiệu quả

Và cuối cùng, một loài cây cũng có tác dụng đuổi rắn rất hiệu quả đó là cây sả. Sả là loại cây sống lâu năm, thường mọc thành bụi có chiều cao từ 0,8m đến 1m, Cây có lá dẹp dài giống lá lúa và hai mặt nhám, khi bóc vỏ ra thì cây có mùi thơm tương tự như mùi của chanh. 

Sả là loại cây quen thuộc được rất nhiều người trồng. Lá sả ngoài sử dụng để làm gia vị trong nhà bếp thì còn dùng để xông giải cảm, sốt rất hiệu quả. 

Kết luận

Tóm lại, bài viết trên đây đã giải thích lý do tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ cũng như các công dụng tuyệt vời mà lưỡi hổ mang lại. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã giúp bạn liệt kê thêm các loài cây khác cũng có công dụng đuổi rắn bên cạnh lưỡi hổ. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Cùng theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin thú vị nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *