Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh tại nhà

Cây lưỡi hổ thủy sinh và hướng dẫn trồng cây tại nhà
5/5 - (1 bình chọn)

Cây lưỡi hổ thủy sinh là loài cây thường được trồng trong nhà, dùng để trang trí và thanh lọc không khí. Cây mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi vận xấu, tà ma và mang lại may mắn cho gia chủ của mình. Cùng Vựa cây xanh tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm và cách trồng loài cây lưỡi hổ thủy sinh ngay bài viết này nhé!

Cây lưỡi hổ thủy sinh được ưa chuộng trong trang trí nhà ở
Cây lưỡi hổ thủy sinh được ưa chuộng trong trang trí nhà ở

Cây lưỡi hổ thủy sinh là gì?

Trồng cây lưỡi hổ thủy sinh là phương pháp trồng cây bằng các giá thể và dung dịch dinh dưỡng thủy sinh. Đặc biệt trồng cây bằng phương pháp này sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với phương phát trồng vào đất thông thường.

Công dụng của cây lưỡi hổ thủy sinh mang lại:

  • Trang trí không gian xanh cho gia đình.
  • Theo phong thủy, cây mang lại may mắn cho gia chủ và còn giúp xua đuổi vận xấu, tà ma.

Cây lưỡi hổ có thể trồng bằng phương pháp thủy sinh và cũng có thể trồng bằng phương pháp sử dụng đất trồng thông thường. Tuy nhiên, mọi người vẫn lựa chọn phương pháp thủy sinh nhiều hơn bởi vì:

  • Dễ trồng và dễ chăm sóc: Những người quá bận rộn lựa chọn phương pháp này để giảm bớt thời gian chăm sóc cây mà cây vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Khi trồng trong bể thủy sinh mang lại vẻ đẹp sang trọng.
  • Tiết kiệm chi phí: Ngoài tiết kiệm thời gian chăm sóc, khi trồng cây trong bể thủy sinh còn tiết kiệm chi phí mua chậu. Có thể sử dụng những chai, lọ,… đã qua sử dụng để tạo ra những sản phẩm tự nhiên mang dấu ấn cá nhân.

Hướng dẫn trồng cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ thủy sinh khá dễ trồng và chăm sóc, cùng tìm hiểu cách trồng cây chi tiết ngay sau đây nhé: 

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Lựa chọn giống cây trồng là tiêu chí quan trọng nhất, vì giống cây chất lượng sẽ cho ra một cây khỏe mạnh. Lựa chọn giống cây lưỡi hổ thủy sinh theo những tiêu chí sau: Lá cây màu xanh khỏe khoắn, săn chắc, không sâu bệnh, không bị héo úa và có bộ rễ khỏe, không quá dài.

Các nguyên liệu cần thiết để trồng cây lưỡi hổ thủy sinh: Chậu thủy tinh hoặc chai nhựa, kéo, sỏi, rọ thủy canh, giá thể, chất dinh dưỡng.

Cách nhân giống cây lưỡi hổ thủy sinh

Dưới đây là cách nhân giống cây lưỡi hổ thủy sinh và cách trồng cây:

Nhân giống lưỡi hổ bằng nước

Các dụng cụ cần thiết để nhân giống cây lưỡi hổ: để cắt tỉa cây chúng ta sẽ sử dụng dao hoặc kéo, bầu đất và nước.

Các bước tiến hành nhân giống cây lưỡi hổ:

  • Đầu tiên, cắt một chiếc lá từ cây lưỡi hổ đã phát triển, có độ dài tối thiểu là 15cm, nên lựa chọn những lá lớn để thực hiện.
  • Sử dụng kéo cắt một hình chữ V ngược ở phần dưới của lá.
  • Chuẩn bị bình thủy sinh, sau đó đổ nước vào, mực nước cao tầm 7 đến 8cm. Sau đó, đặt chiếc lá đã cắt vào trong bình sao cho phần chữ V ngược ngập trong nước.
  • Đặt bình thủy tinh ở nơi thoáng gió, có ánh sáng, thay nước và tráng bình mỗi tuần một lần. Sau khoảng 2 tháng, tại phần chữ V ngược sẽ bắt đầu có rễ mọc.
  • Sau khi chọn được cây lưỡi hổ làm giống, tiến hành tách cây ra khỏi chậu cũ. Cắt tỉa bớt phần rễ già và bệnh. Sau đó rửa sạch lại với nước một lần nữa. Lưu ý, rửa nhẹ nhàng và rửa đến khi sạch đất.

Trồng cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ là loài cây ưa nước, tuy nhiên không cần tưới nước cho cây quá nhiều bởi chúng có khả năng tích trữ nước. Cây có thể sống và phát triển mạnh mẽ ở môi trường thủy sinh. Sau khi có giống cây lưỡi hổ thì thực hiện trồng cây theo các bước sau:

  • Chuẩn bị chậu hoặc lọ thủy tinh, cho nước vào chậu, nước chiếm ⅔ chậu. Sau đó, nhỏ một vài giọt dinh dưỡng thủy canh để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.
  • Trước khi cho cây vào chậu cần tiến hành cắt tỉa rễ cho cây con. Loại bỏ rễ già và những chiếc lá bị úa vàng. Sau đó, dùng nước rửa sạch phần rễ. Đặt chậu thủy tinh ở những nơi có đủ ánh sáng và thoáng gió.

Hướng dẫn chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

Để cây lưỡi hổ thủy sinh có thể sống và phát triển tốt nhất, có thể tham khảo các bước chăm sóc cây dưới đây:

Cây lưỡi hổ thủy sinh khá dễ trồng và chăm sóc
Cây lưỡi hổ thủy sinh khá dễ trồng và chăm sóc

Cách thay nước cho cây

Điều kiện cần để cây lưỡi hổ thủy sinh có thể sống được đó là nước. Vì vậy, cần thay nước thường xuyên để cây phát triển khỏe mạnh và xanh tốt. Nên thay nước mỗi tuần 1 lần và không để mực nước quá ½ chiều dài rễ cây. Nước để thay cây lưỡi hổ có thể là nước lọc, nước đóng chai, nước máy. Để cây xanh tốt hơn, mỗi lần thay nước nên thêm vài giọt dinh dưỡng cho cây.

Chế độ ánh sáng

Cây lưỡi hổ có thể sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu ánh sáng, cây sống ở những nơi râm mát, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Tuy nhiên, nếu được vẫn nên cho cây tắm nắng mỗi tuần một lần vào sáng sớm để cây quang hợp và sản sinh ra diệp lục.

Nhiệt độ thích hợp

Cây lưỡi hổ thủy sinh là loài cây ưa bóng râm, nên để cây có thể phát triển tốt trong môi trường điều hòa. Nhiệt độ điều hòa lý tưởng để cây có lưỡi hổ sinh trưởng tốt nhất từ 18 đến 28 độ C.

Hướng dẫn kiểm soát sâu bệnh cho cây lưỡi hổ thủy sinh

Trong quá trình trồng cây lưỡi hổ thủy sinh, đôi khi chúng ta sẽ gặp một số vấn đề về sâu bệnh đó là điều khó tránh khỏi. Cùng tìm hiểu xem cây thường sẽ gặp phải vấn đề gì và cách khắc phục như thế nào ngay sau đây nhé:

Tìm hiểu các phòng chống sâu bệnh cho cây lưỡi hổ 
Tìm hiểu các phòng chống sâu bệnh cho cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ trồng thủy sinh bị thối rễ và úng lá

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây lưỡi hổ bị thối rễ và úng lá đó là cây được cung cấp quá nhiều nước.

Cách khắc phục: Khi gặp tình trạng này nên cắt bỏ phần lá và rễ bị hư và thay nước mới cho cây. Lưu ý: lượng nước chỉ nên ngập ½ so với rễ cây. Ngoài ra, nên bổ sung thêm dung dịch thủy sinh và mang chậu cây ra nói có ánh sáng mặt trời.

Cây lưỡi hổ trồng thủy sinh bị côn trùng tấn công

Khi cây lưỡi hổ thủy sinh bị côn trùng tấn công nguyên nhân chủ yếu là do rệp và nhện đỏ hút nhựa cây làm cho cây bị suy yếu dần.

Cách khắc phục: Nên pha hỗn hợp gồm rượu và nước rửa chén hoặc nước xà phòng thật loãng rồi tiến hành tưới lên cây và dùng khăn lau lại thật sạch sau đó. Khi phát hiện cây bị côn trùng tấn công, nên thực hiện phương pháp này thường xuyên mỗi ngày một lần và trong vòng 1 tuần cây sẽ khôi phục.

Kết luận

Cây lưỡi hổ thủy sinh là một loài cây mang vẻ đẹp độc đáo, thích hợp trang trí bàn làm việc, bàn học,… Ngoài công dụng dùng để trang trí, cây còn có khả năng thanh lọc không khí, giúp không khí được thoáng hơn và trong lành hơn. Và là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc nên cây lưỡi hổ thủy sinh luôn được mọi người ưa chuộng, lựa chọn trồng và chăm sóc chúng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *