Chăm sóc mai vàng tháng 4 yêu cầu những kỹ thuật gì? Ở những thời điểm khác nhau trong năm, để chăm sóc cây mai hiệu quả cần có những kỹ thuật chăm sóc phù hợp đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng của cây. Vào tháng 4, đây là thời điểm giao mùa nên sẽ có sự thay đổi về khí hậu, chính vì vậy người dân cần biết cách chăm sóc cây mai sao cho cây luôn được xanh tốt và khỏe mạnh. Cùng vuacayxanh.net tìm hiểu cách chăm sóc mai vàng tháng 4 hiệu quả ngay bài viết này nhé!

Tại sao nên chăm sóc mai vàng tháng 4
Một số lý do cần thiết để chăm sóc mai vàng tháng 4:
- Tháng 4 là thời điểm có nhiều thay đổi về nhiệt độ, môi trường, không khí,… Vì vậy, cần chăm sóc và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để cây có thể duy trì sự sống, giúp cây phát triển khỏe mạnh, chồi non sinh trưởng nhanh chóng.
- Thời tiết tháng 4 không quá khô hạn nên việc tưới nước cho cây không cần quá thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi độ ẩm của đất để cung cấp nước kịp thời, tránh tình trạng đất quá khô. Khi đất khô kéo dài, sẽ dẫn đến cây mai bị thiếu nước làm cho cây héo dần, rụng lá và dễ dàng chết đi.
- Ngoài ra, giai đoạn từ tháng 3 sang tháng 4 là thời điểm chuyển mùa từ xuân sang hạ nên cây rất dễ mắc phải một số loại nấm bệnh. Vì vậy, vào tháng 4 là thời điểm thích hợp để chăm sóc, đẩy mạnh công tác ngăn ngừa sâu bệnh. Nên cắt tỉa cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành lá đã bị sâu cắn phá, tránh lây lan sang những cành cây khác.
Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 4 đúng kỹ thuật
Để chăm sóc mai vàng tháng 4 đúng kỹ thuật, bạn có thể tham khảo và thực hiện các cách sau:
Cách bón phân cho cây mai tháng 4
Vào đầu tháng 3, bạn nên bón cho cây các loại phân hữu cơ hoại mục như phân cá, phân hữu cơ sinh học, bánh dầu,… để cây mai vàng phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, nên kết hợp thêm các loại phân bón hóa học khác có hàm lượng đạm cao bổ sung đạm cho cây.
Lúc này, bộ rễ của cây còn yếu, chúng chưa hoàn toàn bình phục, chính vì thế cần bổ sung phân bón lá để cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Mỗi loại mai cần sử dụng những loại phân bón khác nhau tùy vào tình trạng riêng của từng cây. Cụ thể:
- Đối với cây mai phát triển tốt: Ở giai đoạn trước nếu cây được chăm sóc và phục hồi tốt, đã được bón phân hữu cơ ở tháng 3 thì trong tháng 4 này chỉ cần bổ sung phân super lân. Nên pha phân super lân với nước sau đó tưới cho cây theo công thức 2-3 lít nước sẽ sử dụng 7gr phân lân.
- Đối với cây mai vẫn còn suy yếu: Nên sử dụng kích rễ với tần suất 15 ngày/lần và tối đa 3 lần. Với trường hợp này, không nên sử dụng phân hữu cơ, phân lân hay phân NPK bón cho cây.
- Đối với cây mai ghép: Tùy vào kích thước cây mai và sức khỏe của chúng có thể tùy chỉnh lượng phân bón NPK 30-10-10 và trong đó có thể kết hợp thêm phân gà nén để bón cho cây. Hoặc có thể sử dụng các loại phân bón như NPK 20-10-10, NPK 16-16-8, đồng thời để mang lại hiệu quả tốt hơn nên bổ sung chất xúc tác Humic.
- Đối với cây mai rin: Đây là loài mai có tán lá thưa và không ghép mắt. Nên sử dụng phân NPK 26-26-8 hoặc phân NPK 30-17 bón cho cây để chăm sóc chúng tốt hơn. Trường hợp không mua được những loại phân trên, nên sử dụng thay thế DP kèm phân Kali để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây mai tháng 4

Vào đầu tháng 4, nhiệt độ không khí bắt đầu thay đổi, tạo điều kiện cho các loại sâu bọ, nấm bệnh gây hại phát triển. Ví dụ như: bọ trĩ, nhện đỏ, sâu ăn á,… Cách tốt nhất để phòng ngừa và hạn chế chúng phát triển đó chính là cắt tỉa cây cành để cây mai thoáng mát, tránh nhiễm bệnh và lây lan nhanh.
Khi cây có dấu hiệu mắc bệnh, xuất hiện các động vật gây hại, lúc này cần bổ sung thêm các loại thuốc đặc trị. Một số cách phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc mai vàng tháng 4 hiệu quả cụ thể như sau:
- Đối với các nhà vườn trồng mai, bọ trĩ là loài động vật gây hại nghiêm trọng cho cây, mỗi khi đọt non nảy mầm chúng sẽ nhanh chóng di chuyển đến và đẻ trứng. Sau đó, hút nhựa lá non làm cho lá xuất hiện những vệt trắng li ti, mất đi những dưỡng chất và dần trở nên khô héo.
- Từ đó, các chủ nhà vườn đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả như: dùng mù tạt, hỗn hợp tỏi ớt gừng, oxi già, nước rửa chén,… phun trực tiếp lên cây hoặc sử dụng những miếng bẫy côn trùng.
- Trường hợp mật độ sâu bệnh dày đặc, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị sau để đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn: Thuốc AT mebe La Qua, Malvate 21EC, Trebon 10EC, Admire 050 EC, Confidor 100SL hoặc pha Eco insect killer 33ml cùng 35-40 lít nước sau đó phun trực tiếp lên cây.
Kết luận
Bài viết đã hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 4 chi tiết để đảm bảo cây mai hồi phục và phát triển khỏe mạnh. Vì thời tiết tháng 4 có sự thay đổi nên bạn cần lưu ý những kỹ thuật trên, các cách phòng ngừa sâu bệnh và bảo vệ cây tránh những tác động xung quanh để cây mai nhà bạn luôn ổn định nhé!